Trẻ bị tay chân miệng có cần uống kháng sinh không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Bởi khi con ốm sốt, cha mẹ thường rất lo lắng và muốn cho con uống thuốc để cải thiện ngay các triệu chứng, tránh làm bệnh trở nặng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về thắc mắc trên, mời bạn cùng theo dõi! 

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Biểu hiện bệnh chân tay miệng của trẻ rất đa dạng và dễ nhầm lẫn với một số bệnh virus khác. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý: 

- Sốt cao không hạ: Đây là biểu hiện chân tay miệng ở trẻ em khó phân biệt với nhiều bệnh khác. Khi trẻ sốt trên 38 độ C kéo dài hơn 48 giờ mà không đỡ thì cha mẹ cần lưu ý vì bệnh có thể dẫn tới tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh. Lúc này, cần dùng ngay thuốc hạ sốt hạ nhiệt tránh gây co giật,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. 

Trẻ mắc tay chân miệng thường bị sốt cao 

Trẻ mắc tay chân miệng thường bị sốt cao

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Quấy khóc kèm biếng ăn cũng là biểu hiện của chân tay miệng ở trẻ em. Tình trạng này có thể diễn ra nhiều ngày, thậm chí là trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15 - 20 phút lại tỉnh dậy, quấy khóc khoảng nửa tiếng rồi thiếp đi ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường nhầm lẫn biểu hiện bệnh chân tay miệng trẻ em này là do trẻ có các nốt mụn ở miệng gây đau, nhưng thực tế không phải vậy - bé bị tay chân miệng quấy khóc là do tình trạng nhiễm độc thần kinh trong giai đoạn đầu.

- Giật mình: Đây là hệ lụy của tình trạng nhiễm độc thần kinh - biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần phải chú ý. Các bậc cha mẹ cần theo dõi, phát hiện các biểu hiện tay chân miệng của bé ngay cả khi con đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không để áp dụng các phương pháp can thiệp kịp thời.

- Nổi ban trên da: Đây là biểu hiện trẻ bị chân tay miệng rất dễ nhận biết. Sau khi xuất hiện vết loét trong miệng, những nốt nhỏ màu đỏ sẽ nổi dưới da trẻ. Nhất là ở ngón tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông, háng. Những nốt này thường có kích thước khoảng 3 - 5 mm, nhân giữa mụn có màu xám đục hình bầu dục. Thông thường, các nốt này không gây đau, ngứa. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, mụn rất dễ vỡ, nước mụn chảy lan sang các vùng da xung quanh, khiến bệnh lây lan nhanh chóng và khó chữa trị. Các nốt ban trên da và mụn nước có thể kéo dài tới 10 – 15 ngày. 

- Loét miệng: Đây là biểu hiện chân tay miệng ở trẻ nhỏ sau 1 hoặc 2 ngày mắc bệnh. Các nốt đỏ mọc trong miệng (tương tự giống nốt nhiệt miệng), nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má. Ban đầu, những nốt này có kích thước nhỏ, sau lớn dần và chúng nhanh chóng phát triển thành những vết loét lớn có màu vàng - xám, bao quanh là một vòng tròn đỏ. Thường sẽ có từ 5 - 10 vết trong miệng, khiến trẻ khó ăn, uống và nuốt. Trẻ rất khó chịu và quấy khóc. Những vết loét miệng này có thể sẽ tự hết trong khoảng 5 – 7 ngày.

>>> Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng ăn gì?

Trẻ bị tay chân miệng có cần uống kháng sinh không?

Trên thực tế, rất nhiều cha mẹ quan tâm và băn khoăn về việc trẻ bị tay chân miệng có cần uống kháng sinh không. Về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nên không nhất thiết phải dùng đến thuốc kháng sinh để điều trị.

 Nhiều mẹ thắc mắc về vấn đề trẻ bị tay chân miệng có cần uống kháng sinh không?

Nhiều mẹ thắc mắc về vấn đề trẻ bị tay chân miệng có cần uống kháng sinh không?

Lý do bởi thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn chứ không có tác dụng đặc trị tiêu diệt virus. Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp bội nhiễm và có chỉ định của bác sĩ. Bởi việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể vô tình dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh sau này rất cao.

Do đó, trong thời gian trẻ bị tay chân miệng, hệ miễn dịch của trẻ rất yếu nên các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà thật tốt. Điều này sẽ tránh được hiện tượng bội nhiễm do các loại vi khuẩn gây bệnh khác tấn công, đồng thời giúp cho tình trạng bệnh mau chóng được đẩy lùi.

>>> Xem thêm: Cảnh báo 3 biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Cải thiện bệnh tay chân miệng hiệu quả nhờ bộ đôi thảo dược

Hiện nay, vẫn chưa có vắc - xin phòng ngừa và thuốc đặc hiệu điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể chủ động phòng tránh, cải thiện bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng cách chú ý đến vấn đề vệ sinh, dinh dưỡng hàng ngày, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và làm lành nhanh các tổn thương ngoài da. Tiêu biểu là bộ đôi thảo dược gồm cốm hòa tan và gel bôi ngoài da chứa nano bạc. Cụ thể:

Cốm thảo dược có thành phần chính là L-Lysine, kết hợp cùng cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ và vitamin C,.... L-Lysine là một axit amin thiết yếu có vai trò kích thích hoocmon tăng trưởng, đã được nghiên cứu chứng có tác dụng ức chế sự sinh sản của virus herpes (tên gọi chung các chủng virus gây ra thuỷ đậu, herpes, zona,…). Và khi L-Lysine kết hợp với những thảo dược khác sẽ tạo thành công thức độc đáo giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị cũng như đẩy nhanh quá trình lành bệnh tay chân miệng, thủy đậu, sởi, zona,…

Gel thảo dược: Sản phẩm này được bào chế bằng công nghệ hiện đại với thành phần chính là nano bạc, kết hợp với dịch chiết neem, chitosan giúp tiêu diệt tất cả các loại virus, vi khuẩn gây tổn thương trên da một cách an toàn, làm sạch da, hỗ trợ điều trị các vấn đề về da do virus và ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Gel thảo dược này có công dụng tuyệt vời như vậy là nhờ chứa thành phần chính nano bạc đã được các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và cho thấy, chỉ cần một lượng rất nhỏ nano bạc đã tiêu diệt được vô số vi sinh vật gây bệnh, ngay cả với những chủng vi khuẩn kháng rất nhiều loại kháng sinh. Chính vì vậy, cha mẹ có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này trong trường hợp con bị tay chân miệng hay các bệnh ngoài da do virus khác như: Thủy đậu, sởi, zona,...

 Nano bạc giúp diệt vi khuẩn hiệu quả 

Nano bạc giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ngoài da hiệu quả

Hiện nay, trong bối cảnh thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng, các chuyên gia khuyên người dùng nên lựa chọn sản phẩm lâu năm trên thị trường, chứa thành phần đã được nghiên cứu, chứng minh lâm sàng có hiệu quả tốt với bệnh tay chân miệng, đồng thời được giới thiệu tại nhiều hội thảo khoa học, nhận nhiều giải thưởng uy tín do người tiêu dùng bình chọn… để cải thiện bệnh an toàn, hiệu quả. Mà bộ đôi gồm cốm hòa tan và gel bôi ngoài da chứa nano bạc, dịch chiết neem, chitosan là một trong số rất ít sản phẩm đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí trên.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: “Bị trẻ bị tay chân miệng có cần uống kháng sinh không? Để phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng hiệu quả, không lo biến chứng, cha mẹ hãy cho con sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược nhắc ở trên nhé!

Tuệ Đan

Bình luận