Tình trạng nổi mề đay là gì?

Mề đay (Hives/Urticaria) là một phản ứng của da, gây ra các đốm/mảng da có màu trắng hoặc đỏ nổi lên. Đại học Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ cho biết, khoảng 20% số người có thể bị nổi mề đay tại cùng một thời điểm.

Mề đay có thể xuất hiện ở một phần trên cơ thể, sau đó lan rộng ra những khu vực xung quanh. Đôi khi xảy ra cùng với sự sưng tấy (phù mạch) của một số bộ phận khác nhau trong cơ thể. Đặc biệt thường xảy ra ở khu vực xung quanh môi, mặt và mắt.

Mề đay có thể là tình trạng cấp tính hoặc mạn tính. Tình trạng cấp tính thường diễn ra dưới 6 tuần. Trong khi đó, tình trạng mề đay mạn tính sẽ diễn ra trên 6 tuần. Bệnh lý này có thể bị nhầm lẫn với những tình trạng da liễu khác do các các biểu hiện giống nhau.

me-day-la-mot-phan-ung-cua-da-duoi-nhung-tac-dong-ben-ngoai.webp

Mề đay là một phản ứng của da dưới những tác động bên ngoài

Ngoài ra, sẽ có một dạng mề đay hiếm gặp hơn, được gọi là viêm mạch mề đay. Với trường hợp này, các mạch máu bên trong da sẽ bị viêm. Tình trạng viêm mạch mề đay sẽ kéo dài hơn 24 giờ và có thể để lại vết bầm sau đó. Nổi mề đay cũng có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Phù mạch: Là tình trạng sưng tấy ở các lớp sâu hơn trong da. Nó gây ra sự tích tụ chất lỏng và thường nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến cảm xúc: Mề đay mạn tính có thể tác động đến tinh thần, cảm xúc của người bệnh. Một nghiên cứu cũng cho thấy, mề đay có tác động tiêu cực tương tự như bệnh tim mạch, trong đó 1/7 số người bị mề đay xuất hiệu một số ảnh hưởng liên quan đến tâm lý, cảm xúc.
  • Sốc phản vệ: Mề đay có thể là triệu chứng đầu tiên của sốc phản vệ, phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Một số phản ứng khác của sốc phản vệ gồm buồn nôn, nôn, cảm thấy lâng lâng, sưng mắt, môi, tay, chân, khó thở, bất tỉnh.

Nổi mề đay có lây không?

Nổi mề đay được xác định là bệnh da liễu lành tính không lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu tình trạng nổi mề đay xuất phát từ những bệnh lý nhiễm trùng thì chúng có thể lây lan. Ví dụ như những trường hợp cúm, cảm lạnh, sốt tuyến, viêm gan B,…

me-day-khong-lay-nhung-gay-ra-nhieu-anh-huong-den-suc-khoe.webp

Mề đay không lây nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe

Triệu chứng nổi mề đay

Triệu chứng dễ chú ý nhất của nổi mề đay chính là các nốt sần, mẩn trên da. Những chấm này có thể màu đỏ, trắng hoặc cùng với màu da của bạn. Thông thường, chúng sẽ nhỏ và tròn, hình nhẫn hoặc hình dạng ngẫu nhiên. Những nốt phát ban này sẽ gây ngứa.

Đối với mề đay cấp tính, tình trạng này sẽ xuất hiện theo từng đợt bùng phát riêng lẻ. Mỗi đợt bùng phát có thể kéo dài từ nửa giờ đến một ngày. 

Đối với mề đay mạn tính, những dấu hiệu có thể sẽ tương tự so với tình trạng cấp tính nhưng sẽ khởi phát âm thầm và dai dẳng hơn. Cụ thể như sau:

  • Xuất hiện các nốt mẩn ngứa tương tự với cấp tính ở bất kỳ vị trí nào.
  • Những nốt này có thể thay đổi hình dạng, kích thước khác nhau, xuất hiện và mờ đi liên tục.
  • Ngứa nghiêm trọng có thể xảy ra, đặc biệt vào ban đêm thường dữ dội hơn.
  • Sưng đau (phù mạch), đặc biệt những khu vực như bên trong cổ họng, môi, mí mắt.
  • Bùng phát các dấu hiệu và triệu chứng khi cơ thể bị nóng lên, căng thẳng hoặc lúc tập thể dục.
  • Các vết hằn sẽ xuất hiện và kéo dài trên 6 tuần, tái phát thường xuyên và bạn không thể đoán trước được tình trạng này.

Bạn nên đi khám nếu tình trạng mề đay nghiêm trọng và xuất hiện liên tục trong vài ngày. Đặc biệt, khi mề đay đi kèm với các dấu hiệu khác như chóng mặt, sưng môi, mí mắt, lưỡi, khó thở, bạn cần ngay lập tức được cấp cứu y tế. Bởi đây có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc sốc phản vệ.

Ngoài những dấu hiệu trên, bác sĩ có thể thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm dị ứng để xác định tình trạng nổi mề đay. Ví dụ như kiểm tra da với các xét nghiệm chích/cào trên da, xét nghiệm máu để kiểm tra các kháng thể có trong máu,…

cac-vet-man-do-tren-da-gay-ngua-la-dau-hieu-dac-trung-cua-me-day.webp

Các vết mẩn đỏ trên da, gây ngứa là dấu hiệu đặc trưng của mề đay

Nguyên nhân nổi mề đay

Nguyên nhân thường thấy của mề đay là do cơ thể xảy ra phản ứng với một vật, vấn đề nào đó. Lúc này, histamine được giải phóng để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng hoặc những yếu tố xâm nhập khác.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, histamine có thể gây ra hiện tượng sưng, ngứa, phát ban cùng những phản ứng khác của mề đay. Có nhiều tác nhân gây ra phản ứng này, ví dụ như:

Các chất gây dị ứng, có thể bao gồm:

  • Một số loại thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), aspirin, thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc ức chế men chuyển angiotensin,…
  • Dị ứng với thực phẩm: Các loại hải sản, trứng, dị ứng trái cây có mủ hoặc chứa hàm lượng protein tương tự như mủ là mơ, dừa, mít, vải, xoài, chuối, bơ,…
  • Dị ứng với mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác.

Các yếu tố kích hoạt vật lý bên ngoài, ví dụ như:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Gãi, chà xát hoặc tạo các áp lực trên da, ví dụ dùng đai thắt chặt.
  • Da tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt.
  • Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, tăng cao có thể do tập thể dục, lo lắng,…
  • Sử dụng đèn UV để tắm nắng,…

Các yếu tố sức khỏe, ví dụ như:

  • Nhiễm các loại virus như cúm, cảm lạnh thông thường, viêm gan B,…
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, ví dụ nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm họng liên cầu khuẩn,…
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột (chẳng hạn như Giardia lamblia).
  • Các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, suy giáp tự miễn, lupus ban đỏ hệ thống, tiểu đường loại 1, bệnh celiac,…
  • Các tình trạng viêm mạch máu.
  • Căng thẳng quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay.

mot-so-yeu-to-co-the-kich-thich-me-day-xuat-hien.webp

Một số yếu tố có thể kích thích mề đay xuất hiện

>>> Xem thêm: Tổng quan về các loại dị ứng và cách giảm mẩn ngứa, khó chịu

Những cách trị nổi mề đay

Để chữa nổi mề đay, mục tiêu chính sẽ tập trung vào giảm các triệu chứng và tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Bác sĩ có thể hướng dẫn cho bạn một số biện pháp khắc phục tại nhà. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc nếu cần thiết. Cụ thể như sau:

Cách trị nổi mề đay tại nhà

Trong dân gian có khá nhiều bài thuốc để giúp người bị nổi mề đay cảm thấy dễ chịu hơn. Một số bài thuốc bạn có thể áp dụng như:

  • Trị mề đay với lá khế

Lá khế có khả năng đào thải độc tố, kháng viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt cơ thể và làm dịu những nốt sưng đỏ. Bạn có thể sử dụng một nắm lá khế tươi rửa sạch, nấu cùng với 2 lít nước sôi. Sau đó chờ nguội và ngâm vùng da bị nổi mề đay với nước này.

  • Chữa bệnh mề đay với lá kinh giới

Theo đông y, lá kinh giới tính ấm, thuộc kinh phế can, có tác dụng tốt với việc giảm thiểu các triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay. Bạn có thể lấy lá kinh giới rửa sạch, sao nóng với một chút muối hạt. Đến khi lá vàng thì dừng lại và cho vào một chiếc khăn mỏng, chườm ở vùng bị mề đay.

  • Trị mề đay với nha đam

Trong nha đam chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm, kháng viêm, kháng khuẩn, có thể làm giảm các triệu chứng của mề đay. Bạn có thể lấy gel từ nha đam tươi và bôi lên vùng da bị ngứa, để yên trong 20 phút rồi rửa sạch với nước.

  • Dùng lá chè xanh trị mề đay

Trong lá chè xanh có nhiều hoạt chất giúp thanh nhiệt, giải độc như tanin, flavonoid,… tốt cho những người bị mề đay hoặc bệnh ngoài da. Bạn lấy một nắm chè xanh rửa sạch, nấu cùng 3 lít nước đến khi sôi. Sau đó pha cùng nước bình thường và tắm hàng ngày.

mot-so-bai-thuoc-dan-gian-de-giam-kho-chiu-do-me-day.webp

Một số bài thuốc dân gian để giảm khó chịu do mề đay

Đa số những bài thuốc này chỉ được truyền miệng và chưa có quá nhiều nghiên cứu chứng minh về hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm kiếm phương pháp giảm mề đay, không bị tái phát, nên ưu tiên sử dụng những thảo dược, thành phần đã được nghiên cứu và chứng minh.

Thuốc trị nổi mề đay

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị nổi mề đay như sau:

Thuốc kháng histamine H1: Ví dụ như loratadine, fexofenadine, cetirizine, desloratadine,… Những loại thuốc này sẽ ngăn chặn cơ thể giải phóng ra histamine. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ.

Thuốc chống viêm: Chẳng hạn như corticosteroid đường uống sẽ giúp giảm tình trạng đỏ, ngứa, sưng do mề đay. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng trong thời gian dài.

Thuốc chống trầm cảm: Ví dụ như doxepin có thể giúp giảm ngứa do mề đay gây ra. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra tình trạng chóng mặt, buồn ngủ.

Một số loại thuốc khác: Thuốc chẹn histamine H2 (ví dụ như cimetidine, famotidine,…), thuốc hen suyễn (montelukast, zafirlukast) dùng chung cùng thuốc kháng histamine, thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin, tacrolimus).

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng thuốc dị ứng Phenergan trị ngứa da an toàn

Lưu ý trong điều trị nổi mề đay

Ngoài những phương pháp điều trị trên, để giúp hỗ trợ giảm triệu chứng và phòng ngừa mề đay quay trở lại, bạn sẽ cần lưu ý thêm những vấn đề sau đây:

Hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay

  • Sử dụng các loại kem dưỡng da hoặc chườm mát để làm dịu, giảm ngứa.
  • Mặc các loại quần áo rộng rãi, có chất vải làm từ cotton.
  • Tránh để những vùng nổi mề đay bị trầy xước.
  • Nên chọn các loại xà phòng, kem dưỡng ẩm, mỹ phẩm an toàn cho da nhạy cảm và ít thành phần hóa học, chất bảo quản.
  • Tránh tắm nước quá nóng hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc những yếu tố kích hoạt mề đay khác đã biết.

nguoi-bi-me-day-nen-su-dung-cac-loai-kem-duong-de-lam-diu-da.webp

Người bị mề đay nên sử dụng các loại kem dưỡng để làm dịu da

Ngăn ngừa mề đay quay trở lại

  • Ưu tiên những loại kem dưỡng da, xà phòng, chất tẩy rửa dịu nhẹ, không có mùi thơm.
  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm, đồ uống có thể khiến bạn bị dị ứng.
  • Thực hành thiền hoặc những bài tập để thư giãn tinh thần, kiểm soát căng thẳng.
  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có thể gây dị ứng trong môi trường, không khí xung quanh.
  • Nên tránh để cơ thể tăng nhiệt độ quá cao.

Lời khuyên từ chuyên gia về mề đay

Trên thực tế, để có thể giảm thiểu được tình trạng mề đay khó chịu này, người bệnh cần phải giữ cơ thể khỏe mạnh. Khả năng giải độc của gan, sức đề kháng – miễn dịch của cơ thể, thải độc của thận sẽ ảnh hưởng đến sự chống đỡ và đào thải những tác nhân này.

Do đó, để có thể giảm mề đay, ngăn ngừa tái phát, bạn cần thực hiện cải thiện song song cả 3 yếu tố. Với mục tiêu đó, bạn có thể sử dụng thêm các thành phần, thảo dược như cao gan, nhàu hoặc L – Carnitine fumarate. Trong đó:

Cao gan: Được Ru-Ren Li và cộng sự thực hiện nghiên cứu cho kết quả, những thành phần trong gan gia súc cung cấp được nhiều dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe con người. Thành phần này còn giúp tăng cường chức năng gan, từ đó loại bỏ được những độc tố tích tụ trong cơ thể.

Nhàu: Khả năng chống dị ứng trong các chiết xuất của nhàu đã được Kazuya Murata cùng với cộng sự thực hiện nghiên cứu. Kết quả sau nghiên cứu cho thấy, các thành phần này có thể ức chế mô sưng trong mô hình ITH (phản ứng tức thời) tương tự với tình trạng viêm da dị ứng. Ngoài ra, thảo dược này cũng giúp tăng cường chức năng của thận và khả năng lọc máu, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

nhau-co-the-giup-giam-sung-tay-mo-loai-bo-doc-to-o-nguoi-bi-me-day.webp

Nhàu có thể giúp giảm sưng tấy mô, loại bỏ độc tố ở người bị mề đay

Khi kết hợp 3 thành phần này với nhau, người bị nổi mề đay có thể giảm ngứa bên ngoài và giúp ức chế được những tổn thương bên trong. Ngoài ra, nhờ khả năng nuôi dưỡng, phục hồi được những tế bào bị tổn thương, sự kết hợp này cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mề đay tái phát trở lại.

Nổi mề đay có thể không gây nguy hiểm, nhưng bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày và gây ra tác động nghiêm trọng đến tâm lý của người mắc. Tuy vậy, mề đay có thể được kiểm soát nếu kiên trì áp dụng những phương pháp điều trị trên.

Trên đây chỉ là những thông tin tham khảo về tình trạng mề đay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.

Tài liệu tham khảo

https://www.healthline.com/health/hives

https://www.nhs.uk/conditions/hives/

https://www.everydayhealth.com/hives/

Dược sĩ Linh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-phu-bi-khang.webp

Bình luận