Thủy đậu là bệnh rất phổ biến, thường có tính chất lành tính nên hay được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bệnh thủy đậu cũng có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và tính thẩm mỹ cho làn da. Vậy cần chăm sóc người bệnh thủy đậu như thế nào? 

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra, rất dễ bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp phòng ngừa hợp lý. 

Con đường lây lan bệnh thủy đậu từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua giọt bắn nước bọt từ người bệnh khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua các đồ vật mới bị dính giọt bắn hoặc chất lỏng từ mụn nước của người bị nhiễm bệnh (giường chiếu, quần áo, tay nắm cửa, đồ dùng đồ chơi…).

Sau khoảng 2-3 tuần kể từ khi tiếp xúc với virus thủy đậu, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như phát ban, ngứa, nổi mụn nước trên da, ban mọc nhiều đợt, lan rộng khắp cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu còn gây ra một số triệu chứng khách như sốt, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, đau miệng, khó kiểm soát cơ thể... 

Nếu được điều trị đúng cách và chăm sóc da tốt, những mụn nước này sau khoảng 5-7 ngày sẽ khô đi, đóng vảy và khỏi dần. Những trường hợp bội nhiễm, phỏng nước sẽ có màu đục, vàng... 

Bệnh thủy đậu đặc trưng bởi các mụn nước toàn thân

Bệnh thủy đậu đặc trưng bởi các mụn nước toàn thân

Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà

Bệnh thủy đậu thường lành tính nhưng một số trường hợp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, bội nhiễm, viêm cầu thận,... Vì vậy, để việc điều trị đạt hiệu quả cần kết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách:

  • Tạm thời cách ly người bệnh tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
  • Cắt ngắn móng tay, tránh cào gãi làm vỡ, trầy xước các nốt mụn nước.
  • Người bệnh nên mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, rộng rãi, tránh mặc đồ quá bó sát, quá chật để hạn chế tối đa việc ma sát vào các nốt mụn nước gây vỡ, nhiễm trùng. 
  • Vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối sinh lý. Việc tắm rửa hằng ngày nên được hiện nhẹ nhàng với nước ấm để làm sạch bụi bẩn, hạn chế nhiễm trùng và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • Người bệnh cần sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như: Khăn mặt, ly, chén, thìa, đũa.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, phù hợp với lứa tuổi: Người bệnh thủy đậu nên ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa và đảm bảo cung cấp đủ những dưỡng chất quan trọng như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất với liều lượng phù hợp với độ tuổi.
  • Hạ sốt đúng cách: Nếu bị sốt nhẹ, người bệnh thủy đậu có thể hạ sốt bằng cách dùng khăn ấm lau người, dán miếng hạ sốt, uống nhiều nước, ăn đồ mát,… Nhưng nếu người bệnh sốt cao thì cần uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với cân nặng. 

Người bệnh thủy đậu cần được chăm sóc cẩn thận tại nhà

Người bệnh thủy đậu cần được chăm sóc cẩn thận tại nhà

Sử dụng gel bôi thảo dược giúp làm sạch da, kháng khuẩn, cải thiện bệnh thủy đậu

Hiện nay, mục tiêu điều trị thủy đậu chủ yếu là giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Nếu trẻ sốt và đau, có thể sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau. Đồng thời, cần tăng cường bù nước, điện giải cho người bệnh bị sốt do thủy đậu.

Để bệnh thủy đậu mau cải thiện và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, khi điều trị cho bé, cha mẹ nên cho con kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi với thành phần gồm nano bạc, dịch chiết neem, chitosan…. nổi tiếng với tác dụng làm sạch da, kháng khuẩn, chăm sóc và bảo vệ da, làm dịu da khi bị thủy đậu, tay chân miệng, bỏng, rôm sảy, mụn nhọt, zona, herpes, viêm da, bị sưng tấy do côn trùng đốt/ muỗi đốt; góp phần kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo.

Nano bạc giúp kháng khuẩn, làm sạch da khi bị thủy đậu

Nano bạc giúp kháng khuẩn, làm sạch da khi bị thủy đậu

Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả cải thiện bệnh thủy đậu, cha mẹ nên cho trẻ kết hợp uống cốm thảo dược có thành phần từ L- lysine, cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao lá xoài, cao tạo giác thích… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng khi bị bệnh thủy đậu.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các dấu hiệu cũng như cách chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà. Để mau chóng cải thiện bệnh thủy đậu, hãy chăm sóc cơ thể đúng cách, kết hợp dùng bộ đôi sản phẩm thảo dược mỗi ngày, bạn nhé!

Dược sĩ Nhật Hạ

SB Gel (2).webpSB com (1).webp

Bình luận