Nếu không may mắc phải Basedow thì người bệnh sẽ băn khoăn: Bệnh Basedow có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị hiệu quả? Bởi người mắc còn chưa biết nhiều thông tin về bệnh Basedow. Để trả lời cho các thắc mắc trên, mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Mức độ nguy hiểm của bệnh Basedow

Basedow là bệnh lý tuyến giáp liên quan đến rối loạn miễn dịch. Khi mắc bệnh Basedow, người mắc thường có các triệu chứng tăng chuyển hóa như: Nhịp tim nhanh, người mệt mỏi, sụt cân,... Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

  • Cơn bão tuyến giáp

Cơn bão giáp là một trong những biến chứng hiếm gặp nhưng có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc. Cơn bão giáp thường gặp ở các bệnh nhân cường giáp lâu năm thường xuyên bị căng thẳng và mắc kèm các bệnh lý khác như đau tim hoặc nhiễm trùng. Một số trường hợp có thể xảy ra sau điều trị bằng iốt phóng xạ hoặc uống thuốc kháng giáp không đều đặn.

Khi gặp phải cơn bão giáp, người bệnh thường có các triệu chứng như: Tim đập nhanh, đổ mồ hôi, chân tay run rẩy,... Trong trường hợp này cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức. Bởi cơn bão giáp có thể dẫn đến suy tim và gây tử vọng. Để ngăn chặn cơn bão giáp xuất hiện, điều quan trọng nhất là người bệnh Basedow cần phải tuân thủ điều trị.

  • Vấn đề về tim

Các hormone tuyến giáp có vai trò kiểm soát nhịp tim, huyết áp. Việc cơ thể sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp trong bệnh lý Basedow sẽ khiến tim đập nhanh và mạnh hơn. Nếu bệnh Basedow không được điều trị sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, cục máu đông, suy tim và đột quỵ.

  • Loãng xương

Ở những người bị cường giáp do bệnh Basedow, hormone tuyến giáp dư thừa sẽ đẩy nhanh tốc độ mất xương, khiến xương không thể được thay thế đủ nhanh. Hậu quả là gây giảm mật độ khoáng, tăng nguy cơ gãy xương, loãng xương. Basedow không được điều trị sớm thì nguy cơ loãng xương càng cao, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Để ngăn chặn tình trạng loãng xương, người bệnh cần tuân thủ điều trị kết hợp với việc bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin D.

  • Lồi mắt

Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, có khoảng ⅓ số người mắc bệnh Basedow gặp phải các vấn đề về mắt. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch tấn công các mô và cơ xung quanh mắt gây ra tình trạng lồi mắt, đau và khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Nếu không được điều trị, mắt sẽ sưng tấy chèn ép nên dây thần kinh thị giác dẫn đến mất thị lực.

  • Các vấn đề về da

Một số người bệnh Basedow có thể bị phù niêm trước xương chày. Đây là tình trạng cẳng chân và mu bàn chân bị đổi màu, dày và sưng lên. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch bị rối loạn, dẫn đến tấn công các tế bào da trong cơ thể gây viêm, và làm tích tụ protein trong da.

Phù niêm - một biến chứng nguy hiểm do bệnh Basedow gây ra

Phù niêm - một biến chứng nguy hiểm do bệnh Basedow gây ra

Điều trị bệnh Basedow như thế nào?

Basedow có liên quan đến yếu tố miễn dịch do vậy bệnh dễ tái phát. Mục tiêu điều trị đó là đưa nồng độ hormone tuyến giáp về ngưỡng cho phép từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa các biến nguy hiểm. Hiện nay, để điều trị bệnh Basedow các bác sĩ thường áp dụng các phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc

Trong điều trị Basedow, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc chẹn beta và kháng giáp, cụ thể:

  • Thuốc chẹn beta: Propranolol và metoprolol là hai loại thuốc được chỉ định trong điều trị Basedow. Thuốc có tác dụng điều hòa nhịp tim cho người bệnh.
  • Thuốc kháng giáp: Thuốc kháng giáp methimazole (Tapazole®) và propylthiouracil có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp. Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp sau dùng thuốc kháng giáp đó là: Phát ban, giảm bạch cầu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một tác dụng phụ hiếm gặp hơn là gây suy gan.
  • Liệu pháp iốt phóng xạ

Iốt phóng xạ có vai trò phá hủy một phần tuyến giáp ngăn chặn quá trình sản xuất hormone quá mức. Phương pháp này không được chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú. Sau điều trị bằng iốt phóng xạ người bệnh có thể bị suy giáp phải uống hormone thay thế suốt đời.

  • Phẫu thuật

Có 2 phương án trong phẫu thuật tuyến giáp đó là: Cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị suy chức năng tuyến giáp phải bổ sung hormone levothyroxine (Synthroid®) trong suốt quãng đời còn lại.

>>>Xem thêm: Triệu chứng bệnh basedow và biện pháp khắc phục hiệu quả

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện bệnh Basedow hiệu quả

Hiện nay, việc lựa chọn kết hợp sử dụng thảo dược cùng các biện pháp tây y giúp điều hòa hệ miễn dịch, ổn định nồng độ hormone tuyến giáp, hỗ trợ điều trị bệnh Basedow đang trở nên rất phổ biến. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính chiết xuất hải tảo.

Hải tảo đã được nghiên cứu năm 2012 chứng minh giúp cải thiện hiệu quả các bệnh lý tuyến giáp trong đó có Basedow. Đặc biệt, các hoạt chất sinh học trong hải tảo còn giúp điều hòa miễn dịch, làm giảm kích thước khối bướu. Kết hợp hải tảo cùng các thảo dược như bán biên liên, khổ sâm nam, lá neem, ba chạc,... sẽ giúp điều hòa hormone tuyến giáp, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng như: Mệt mỏi, giảm cân, nhịp tim nhanh do Basedow gây ra.

Các thành phần giúp hỗ trợ điều trị Basedow hiệu quả

Các thành phần giúp hỗ trợ điều trị Basedow hiệu quả

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh tuyến giáp cảm thấy hài lòng và rất hài lòng sau khi dùng sản phẩm chứa chiết xuất hải tảo lên tới 97%.

Có thể thấy Basedow là bệnh lý tuyến giáp thường gặp với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, ngoài việc tuân thủ điều trị, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm chứa chiết xuất từ hải tảo để quá trình cải thiện bệnh Basedow đạt hiệu quả cao hơn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy bình luận vào ô bên dưới để được chuyên gia giải đáp nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15244-graves-disease

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/graves-disease/symptoms-causes/syc-20356240#

https://newsnetwork.mayoclinic.org/discussion/graves-disease-rarely-life-threatening-but-can-lead-to-heart-problems-weak-bones/

Dược sĩ Kim Ngân

box-igv.webp

Bình luận