Thoái hóa khớp là bệnh lý rất phổ biến trong cộng đồng với đặc trưng là tình trạng sưng, đau, cứng tại khớp. Tuy nhiên, nguyên nhân gây thoái hóa khớp là gì thì không phải ai cũng biết rõ. Nếu bạn hoặc người thân cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích nhé!

5 nguyên nhân gây thoái hóa khớp phổ biến

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% số trường hợp thoái hóa khớp sẽ bị hạn chế vận động, 20% không thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày. Theo các chuyên gia, thoái hóa khớp bắt nguồn từ việc sụn khớp và xương dưới sụn bị hư hại. Một số nguyên nhân gây thoái hóa khớp thường gặp là:

Tuổi tác

Thoái hóa khớp thường xuất hiện ở những người cao tuổi. Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, hầu hết các triệu chứng của thoái hóa khớp xuất hiện trên bệnh nhân khi họ bước sang tuổi 70. Mặc dù vậy, thoái hóa khớp đang có xu hướng trẻ hóa và tỷ lệ mắc bệnh ở giới trẻ không ngừng gia tăng với hàng loạt các triệu chứng như: Cứng khớp buổi sáng, đau nhức, hạn chế khi di chuyển,...

Chấn thương trong thể thao

Chấn thương khi chơi thể thao có thể gây tổn thương sụn khớp, trật khớp, giãn dây chằng,... Những tổn thương này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tại khớp cũng như làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp giai đoạn về sau.

Thói quen làm việc

Một số thói quen không tốt khi làm việc có thể là nguyên nhân gián tiếp khiến tình trạng thoái hóa khớp tiến triển nặng như: Bê vác đồ vật nặng, quỳ, ngồi xổm hay thường xuyên leo cầu thang,... trong nhiều giờ liền. Nguyên nhân là do khi thực hiện những động tác này trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên khớp, khiến chúng bị đau và cứng lại. Một số khớp thường bị thoái hóa do những thói quen công việc đó là: Tay, hông, đầu gối,...

Cân nặng gia tăng

Ít ai biết rằng, thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa khớp. Khi cân nặng gia tăng, áp lực sẽ tác động nhiều lên khớp gối, hông, bàn chân,... tạo điều kiện thuận lợi cho thoái hóa khớp tiến triển.

Giới tính

Giới tính đóng vai trò quan trọng trong bệnh thoái hóa khớp. Nhìn chung, theo nhiều thống kê khoa học, tỷ lệ mắc viêm khớp xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới cùng độ tuổi.

Thoái hóa khớp có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều dẫn tới tình trạng bào mòn lớp sụn khớp, giảm tiết dịch khớp, khiến thoái hóa khớp càng nặng nề hơn.

Người bị thoái hóa khớp nên lưu ý những gì?

Việc chăm sóc cho người bị thoái hóa khớp đúng cách sẽ giúp cho khớp bị tổn thương nhanh phục hồi và nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị khác. Dưới đây là một số vấn đề người bệnh nên chú ý:  

Giữ ấm cơ thể

Người bệnh thoái hóa khớp không nên để cơ thể bị ẩm, lạnh vào mùa đông cũng như cần giữ sự thông thoáng khi hè đến. Nên rửa chân tay bằng nước mát nếu ra nhiều mồ hôi vào mùa hè; Mang vớ cao hoặc mặc quần áo dày để giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh. 

Vận động vừa sức

Người bị thoái hóa khớp nên hạn chế vận động quá sức. Hãy đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút và có thể chia ra thành nhiều lần trong ngày để tạo sự linh hoạt cho khớp, tránh tình trạng tê cứng, đồng thời cũng giúp hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

    Vận động vừa sức sẽ giúp ích cho tình trạng thoái hóa khớp

Vận động vừa sức sẽ giúp ích cho tình trạng thoái hóa khớp

Không lạm dụng thuốc giảm đau

Dùng thuốc giảm đau thường xuyên không phải là cách cải thiện tình trạng thoái hóa khớp hiệu quả, an toàn, đặc biệt ở nhóm đối tượng người già. Các loại thuốc giảm đau mà người bệnh thường dùng chỉ có tác dụng nhất thời, không giúp phục hồi tổn thương khớp, không mang lại hiệu quả tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn để tăng sự chắc khỏe cho khớp. Mặt khác, nếu lạm dụng thuốc giảm đau còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như đau, loét dạ dày, tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để nâng cao hiệu quả điều trị thoái hóa khớp, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò quan trọng. Theo đó, chuyên gia khuyên rằng, người bị thoái hóa khớp nên ăn nhiều rau xanh, các loại cá biển giàu omega-3, hạn chế thịt đỏ và món chiên xào, nhiều dầu mỡ. 

Cải thiện tình trạng thoái hóa khớp nhờ sản phẩm thảo dược

Thoái hóa khớp luôn đi kèm với tình trạng tổn thương sụn khớp, giảm tiết dịch khớp cùng triệu chứng sưng viêm rõ rệt. Hiểu được điều này, các chuyên gia đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm có thành phần chính từ màng vỏ trứng đã được nghiên cứu chứng minh có hiệu quả tốt trong phục hồi chức năng sụn khớp. Cụ thể, một nghiên cứu thực hiện năm 2018 tại Hoa Kỳ đã chứng minh màng vỏ trứng phục hồi nhanh chóng những cơn đau khớp, cứng khớp và khó chịu do với tập thể dục. Màng vỏ trứng giúp gia tăng các chất bảo vệ sụn khớp nếu sử dụng đều đặn.

 Màng vỏ trứng có tác dụng tốt hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp

Màng vỏ trứng có tác dụng tốt hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp

Bên cạnh đó trong sản phẩm cũng chứa nhiều thành phần giúp cải thiện chức năng sụn khớp. Cụ thể:

- Giảm nhanh các triệu chứng viêm khớp (sưng đỏ, nóng, đau khớp): Glucosamin, nhũ hương, màng vỏ trứng, methylsulfonylmethan, dây đau xương.

- Bổ sung các dưỡng chất, tăng cường chất hoạt dịch tại khớp, giúp khớp vận động dễ dàng hơn: Nhũ hương, dimethylglycin.

- Tăng cường sản sinh chất bảo vệ và ngăn chặn thoái hóa khớp: Glucosamin, màng vỏ trứng, methylsulfonylmethan.

Hiểu rõ nguyên nhân gây thoái hóa khớp sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh. Để khắc phục tình trạng thoái hóa xương khớp với những biểu hiện khó chịu như: Đau, sưng, nhức, đỏ, hãy sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là màng vỏ trứng giúp bổ sung dưỡng chất từ thiên nhiên, bảo vệ xương khớp mỗi ngày, bạn nhé!

Nguyễn Lan 

Bình luận