Tôi rất hay bị nhiệt lưỡi, có khi 2 tuần đã bị 1 lần. Mỗi lần bị thì đau đớn khó chịu không ăn uống được gì, rất khó chịu. Xin hỏi cách trị nhiệt lưỡi hiệu quả nhanh là gì? (Ngọc Anh - Vĩnh Long)

Trả lời:

Chào bạn Ngọc Anh!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phép được trả lời như sau:

Nhiệt lưỡi là tình trạng loét niêm mạc miệng thường gặp, đặc trưng bởi các vết loét gây đau đớn và thường tái phát. Các vết loét thường có hình tròn, lành tính, không lây và có thể xuất hiện dưới dạng đơn lẻ hoặc từng đám. Trong hầu hết các trường hợp, mỗi đợt bị nhiệt lưỡi thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Có người thỉnh thoảng mới gặp tình trạng này, nhưng cũng có những người bị liên tục, có khi 2 tuần đã bị lại 1 lần như bạn đang gặp phải đó.

Để trị nhiệt lưỡi nhanh, bạn có thể áp dụng 1 số cách sau:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch nước súc miệng có chứa Hydrogen peroxide, Chlorhexidine hoặc Dexamethasone (tùy mức độ vết loét lưỡi có nghiêm trọng hay không).

  • Sử dụng thuốc gây tê tại chỗ như Benzocain.

  • Sử dụng thuốc kháng viêm tại chỗ như Fluocinonide, Beclomethasone hoặc Hydrocortisone hemisuccinate. Các chất chống viêm tại chỗ là một trong những cách điều trị hiệu quả nhất, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng, lành các vết loét nhanh hơn và giảm tỷ lệ tái phát. 

  • Nếu bạn bị lở loét do thiếu hụt dinh dưỡng, thì bạn cần bổ sung vitamin hoặc vi chất thiếu hụt (đặc biệt là sắt, folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm,...).

  • Đối với các vết loét nặng, bác sĩ có thể chỉ định  thủ thuật cắt đốt vết loét. Thủ thuật này có thể khử trùng vết loét giúp giảm đau và tăng tốc độ lành vết loét.

  • Chườm túi đá hoặc đá viên lên vùng bị ảnh hưởng

  • Sử dụng gel bôi thảo dược chứa thành phần chính nano bạc kết hợp với các thảo dược như chiết xuất duối, đinh hương, neem và chitosan giúp giảm đau xót rát nhanh, lại nhanh lành vết loét mà không có tác dụng phụ. Bạn có thể tìm mua loại gel bôi chứa thành phần chính nano bạc - giúp sạch viêm nướu răng, dịu êm nhiệt miệng tại các hiệu thuốc tây nhé!

  • Ngoài ra trong sinh hoạt hàng ngày, lưu ý có một số loại thức ăn cần tránh khi bị nhiệt lưỡi bao gồm: Trái cây chứa nhiều acid (cam, quýt, bưởi...); cà phê, các loại thực phẩm cay nóng có thể gây đau và lâu lành vết loét; các thức ăn quá cứng.

Hi vọng câu trả lời của chúng tôi đã giúp bạn tìm ra giải pháp trị nhiệt lưỡi nhanh chóng. Nếu có câu hỏi cần giải đáp, bạn hãy đặt dưới phần bình luận để được hỗ trợ ngay nhé!

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia răng miệng

Bình luận