Bệnh tự miễn là căn bệnh nguy hiểm chỉ sau ung thư và các vấn đề liên quan tới tim mạch. Tuy nhiên, Kim Miễn Khang Platinum chứa các thành phần có tác dụng hỗ trợ chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp giảm nguy cơ tiền triển và mắc các bệnh tự miễn do sức đề kháng kém.

Bình thường, hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại nhưng khi bị rối loạn hoạt động, nó lại quay ra tấn công chính các tế bào của cơ thể, từ đó sinh ra các bệnh tự miễn. 

Bệnh tự miễn gồm những bệnh gì?

Bệnh tự miễn được định nghĩa là tình trạng hệ miễn dịch suy yếu, là sự mất đi khả năng nhận biết và phân biệt của các kháng nguyên trong cơ thể với các tác nhân gây hại bên ngoài. Theo đó, các kháng nguyên này sẽ nhầm lẫn và tấn công vào chính các cơ quan, trong khi các loại virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể lại không bị ngăn chặn, tấn công nên càng gây tổn thương các cơ quan.

Hệ miễn dịch tấn công tế bào lành trong bệnh tự miễn

Hệ miễn dịch tấn công tế bào lành trong bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn có tới hơn 80 bệnh lý khác nhau. Trong đó, các bệnh thường gặp là:

- Vảy nến

- Lupus ban đỏ hệ thống

- Bạch biến

- Đa xơ cứng

- Viêm da cơ địa, chàm…

Các bệnh tự miễn có thể từ nhẹ đến nặng và phức tạp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là một trong những căn bệnh khó chẩn đoán vì nó có thể tác động đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể và gây ra biến chứng nặng. Theo các thống kê, phụ nữ dễ mắc bệnh tự miễn hơn nam giới.

Dưới đây là một số triệu chứng khi mắc bệnh tự miễn:

- Cơ thể sốt kéo dài, không hạ sốt dù uống thuốc hạ sốt và sốt tái phát liên tục.

- Thường xuyên cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, mất tinh thần, không tập trung.

- Tăng cân hoặc giảm cân một cách bất thường.

- Sưng các tuyển ở cổ họng và khớp.

- Dễ bị dị ứng thực phẩm.

- Ngứa da, phát ban, nổi mẩn.

Da viêm ngứa là một triệu chứng của bệnh tự miễn

Da viêm ngứa là một triệu chứng của bệnh tự miễn

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng có những người dễ mắc bệnh tự miễn hơn những người khác. Dưới đây là những yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn:

- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

- Độ tuổi: Người trẻ tuổi và tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

- Yếu tố di truyền: Lịch sử gia đình có các rối loạn tự miễn.

- Môi trường sống: Tiếp xúc với các tác nhân môi trường bị ô nhiễm.

- Có tiền sử bị nhiễm trùng.

>>Xem thêm: Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến

Bệnh tự miễn có chữa được không?

Bệnh tự miễn vừa khó chẩn đoán lại vừa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên chữa khỏi bệnh tự miễn được không là băn khoăn của rất nhiều người.

Trên thực tế, các phương pháp điều trị hiện nay không thể chữa khỏi bệnh tự miễn nhưng có thể kiểm soát các phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức và làm giảm tình trạng viêm. Cụ thể, các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tự miễn bao gồm:

- Thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen và naproxen...

- Các thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch.

Thuốc ức chế miễn dịch chữa bệnh tự miễn

Thuốc ức chế miễn dịch chữa bệnh tự miễn

Ngoài ra, các phương pháp điều trị cũng giúp làm giảm các triệu chứng như đau, sưng, mệt mỏi và phát ban da.

Giảm nguy cơ tiến triển và mắc bệnh tự miễn bằng thảo dược

Như vậy, cho đến nay, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, vảy nến, viêm khớp vảy nến, xơ cứng bì, bạch biến...). Các thuốc điều trị chủ yếu là chất chống viêm tổng hợp, ức chế miễn dịch tổng hợp nhằm giảm triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc vảy, viêm da,... nhưng không tác động được vào nguyên nhân sâu xa là do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn nên bệnh thường xuyên tái phát. Đặc biệt khi dùng những thuốc này kéo dài có thể có tác dụng phụ, gây hại đến gan, thận và tái phát nhanh sau khi ngừng điều trị. 

Ngày nay, xu hướng kết hợp thảo dược cùng tây y đang được các chuyên gia khuyên dùng để tăng cường miễn dịch, chống phản ứng tự miễn mà an toàn, giảm các tác dụng phụ.

Đặc biệt, sản phẩm Kim Miễn Khang Platinum chứa các thành phần có tác dụng hỗ trợ chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp giảm nguy cơ tiền triển và mắc các bệnh tự miễn do sức đề kháng kém.

Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người bệnh, nhãn hàng Kim Miễn Khang Platinum cho ra mắt dạng đóng gói mới, Kim Miễn Khang Platinum hộp 60 viên với chất lượng VẪN TỐT như dạng đóng gói 30 viên, số viên GẤP ĐÔI, gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí. Sản phẩm được khuyên dùng cho người có các triệu chứng về da, có nguy cơ bị các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, bạch biến, vảy nến, viêm da cơ địa, chàm do sức đề kháng kém.

Ra mắt dạng đóng gói mới Kim Miễn Khang Platinum 60 viên

Ra mắt dạng đóng gói mới Kim Miễn Khang Platinum 60 viên

Kim Miễn Khang Platinum hộp 60 viên sẽ giúp người tiêu dùng an tâm và thuận tiện hơn trong việc sử dụng đủ liệu trình!

>>Xem thêm: Bị vảy nến da đầu uống Kim Miễn Khang được không?

Hy vọng qua bài viết, bạn không những hiểu rõ về bệnh tự miễn mà còn có thể tự mình biết cách trị bệnh và lựa chọn được những sản phẩm hỗ trợ để nâng cao hiệu quả điều trị. Nếu có thắc mắc gì về bệnh tự miễn, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại để chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn nhanh nhất.

Dược sĩ Thu Hiền

Bình luận

  • Nguyễn Thị Thu Vân
    Nguyễn Thị Thu Vân - Gửi lúc 14:29 25/03/2024
    Chào bác sĩ.bs cho tôi hỏi: tôi bị tự miễn dạng viêm mao mạch dị ứng, tôi có sử dụng kim miễn khang đê hỗ trợ, hiện nay tôi lại bị thêm bệnh tăng h/a vô căn, mỡ máu, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tôi đang phải uống thuốc hàng ngày, vậy tôi có tiếp tục dùng Kim miễn khang được không? Cám ơn bác sĩ.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn
      Kim Miễn Khang không gây tương tác với các thuốc tây hoặc thực phẩm chức năng khác nên bạn hoàn toàn có thể dùng đồng thời các thuốc và thực phẩm chức năng cùng với Kim Miễn Khang để hỗ trợ điều trị các bệnh lý của mình
      Trân trọng!