Cuồng nhĩ là một trong những dạng rối loạn nhịp tim phổ biến hiện nay. Triệu chứng nhận biết của bệnh không quá rõ rệt nên làm nhiều người chủ quan và không điều trị kịp thời, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh cuồng nhĩ và cách để điều trị hiệu quả, mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh cuồng nhĩ là gì? Phân loại thế nào?

Cuồng nhĩ là một dạng rối loạn nhịp nhanh, xảy ra khi tâm nhĩ bị kích thích bởi các dòng điện xoay vòng liên tục với tần số có thể đến 300 lần/phút thay vì chỉ từ 60-100 lần như bình thường. Cuồng nhĩ thường xuất hiện theo cơn kịch phát, tùy trường hợp mà có thể tồn tại ngắn hay kéo dài.

Cuồng nhĩ sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Bệnh có thể gây biến chứng đột quỵ, từ đó dẫn đến tàn tật, thậm chí tử vong. Có hai loại cuồng nhĩ chính, đó là cuồng nhĩ điển hình và không điển hình. Phân loại cuồng nhĩ phụ thuộc vào vị trí của các tín hiệu điện phát sinh và tốc độ di chuyển trong buồng tim đó. Hai dạng này có các triệu chứng tương tự nhau nhưng cách điều trị có thể khác nhau:

  • Cuồng nhĩ điển hình: Thường xảy ra ở tâm nhĩ phải, bệnh có thể chữa khỏi bằng thủ thuật cắt đốt điện tim qua ống thông trong thời gian ngắn.
  • Cuồng nhĩ không điển hình: Xảy ra ở tâm nhĩ trái và có thể điều trị bằng cách đốt điện tim qua ống thông nhưng thời gian sẽ lâu hơn và tốn nhiều công sức hơn so với cuồng nhĩ điển hình.

Cuong-nhi-la-mot-dang-roi-loan-nhip-nhanh-pho-bien.webp

Cuồng nhĩ là một dạng rối loạn nhịp nhanh phổ biến

Triệu chứng để nhận biết bệnh cuồng nhĩ

Ở phần lớn người bệnh cuồng nhĩ, tỷ lệ dẫn truyền nhĩ đến thất là 2:1 hoặc 3:1. Tức là cứ 2-3 nhịp tâm nhĩ thì sẽ có 1 nhịp được truyền đến tâm thất, tốc độ co bóp của tâm thất có thể rơi vào khoảng từ 150-180 nhịp/phút.
Trong cuồng nhĩ, nếu nhịp thất chỉ dưới 120 nhịp/phút với tần số điều đặn thì người bệnh có thể không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên nếu người bệnh có mắc kèm bệnh nền, có tốc độ nhịp thất nhanh trên 180 nhịp/phút thì họ có thể gặp những triệu chứng như:

  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực, đau tức ngực, rung trong lồng ngực, thậm chí cảm nhận rung trong tĩnh mạch cảnh.
  • Khó thở, hụt hơi.
  • Mệt mỏi, suy nhược.
  • Chóng mặt, choáng ngất.

Tuy nhiên những triệu chứng này có thể kiến người bệnh nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch và rối loạn nhịp tim khác. Vì thế, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.

Cuong-nhi-gay-ra-trieu-chung-hoi-hop-danh-trong-nguc-kho-tho.webp

Cuồng nhĩ gây ra triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở

Cuồng nhĩ có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, cuồng nhĩ có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh như:

  • Tăng nguy cơ đột quỵ do tắc mạch vành và các tổn thương khác của tim sau nhồi máu cơ tim.
  • Huyết động không ổn định, gây thiếu máu não và các cơ quan.
  • Cuồng nhĩ mạn tính có thể tạo ra cơn nhịp nhanh, bệnh cơ tim khó kiểm soát, dần dần có thể dẫn đến suy tim.

Cuồng nhĩ phải thường có ít biến chứng hơn cuồng nhĩ bên trái nên người bệnh và bác sĩ cần đặc biệt lưu ý để điều trị kịp thời. 

>>> XEM THÊM: Tất tần tật về ngoại tâm thu

Các phương pháp điều trị cuồng nhĩ hiện nay

Việc điều trị bệnh cuồng nhĩ cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế các rủi ro có thể gặp phải. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp nhiều phương pháp để tăng cường hiệu quả điều trị. Có thể kể đến một số phương pháp điều trị cuồng nhĩ hiện nay, đó là:

Nếu bạn không gặp phải các triệu chứng như đau ngực, suy tim sung huyết do cuồng nhĩ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị. Loại thuốc đầu tiên được sử dụng để làm chậm nhịp tim cho người bệnh rung nhĩ là thuốc chẹn kênh canxi hoặc các loại khác như thuốc chẹn beta giao cảm, digoxin, thuốc chống đông máu… 

Dung-thuoc-tay-dieu-tri-cuong-nhi-nen-tuan-thu-theo-chi-dinh-cua-bac-si.webp

Dùng thuốc tây điều trị cuồng nhĩ nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Cắt đốt điện sinh lý là phương pháp được sử dụng để ổn định nhịp tim ở người bệnh rung nhĩ. Phương pháp này sẽ tạo ra các vết sẹo nhỏ ở mô tim giúp ngăn ngừa các tín hiệu dẫn truyền bất thường gây rối loạn nhịp tim. Đây là phương pháp điều trị nhanh mà việc dùng thuốc không thể đạt được. Cắt đốt điện sinh lý là một trong những phương pháp điều trị can thiệp tim mạch hiện đại có tỉ lệ biến chứng thấp.

Sốc điện chuyển nhịp khác với khử rung tim mà nhiều người thường nhầm lẫn. Khử rung tim là một thủ tục y tế được thực hiện khẩn cấp khi tim người bệnh ngừng đập. Còn sốc điện chuyển nhịp là một thủ tục được sử dụng điện để gây sốc cho nhịp tim trở lại bình thường như một cách để “thiết lập lại” nhịp tim khi mắc cuồng nhĩ. Thủ tục này được diễn ra nhanh chóng, người bệnh có thể về nhà và tiếp tục dùng thuốc ngay sau khi hoàn thành.

Ngoài các phương pháp điều trị rung nhĩ kể trên, người bệnh có thể sử dụng phối hợp thêm Có thể kể đến một trong những thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim đã được nghiên cứu chứng minh, đó là Khổ sâm. Trong Khổ sâm có chứa 2 hoạt chất quý là matrine và oxymatrine. Nhờ đó mà Khổ sâm sẽ giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, hỗ trợ giảm tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực... Sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp nhịp tim ổn định vững vàng, sợ chi hồi hộp, chẳng màng lo âu.

Kho-sam-duoc-nghien-cuu-chung-minh-co-tac-dung-ho-tro-on-dinh-nhip-tim-hieu-qua.webp

Khổ sâm được nghiên cứu chứng minh có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim hiệu quả

Bài viết trên đã tổng hợp lại các thông tin về bệnh cuồng nhĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả. Để có kết quả điều trị rung nhĩ tối ưu nhất, người bệnh nên kết hợp nhiều phương pháp với nhau như dùng thuốc, sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, áp dụng phương pháp ngoại khoa... Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.

Banner NTV_DPAA (2).png

Bình luận