Rối loạn nhịp tim có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp phát hiện và điều trị sớm. Để tìm hiểu về các dạng rối loạn nhịp tim, mức độ nguy hiểm cũng như phương pháp điều trị hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Rối loạn nhịp tim là bệnh gì?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường trong hoạt động của các xung điện điều phối nhịp tim, khiến tim đập quá nhanh (>100 nhịp/phút), quá chậm (<60 nhịp/phút), nhịp đến sớm hoặc lúc nhanh lúc chậm.

Nhịp tim bình thường là nhịp xoang, bắt đầu từ nút xoang (nút SA) dẫn truyền xuống với tần số 60-100 nhịp/phút. Bất kì sự gián đoạn nào xảy ra với các xung điện đều gây ra rối loạn nhịp tim, có thể là thay đổi về sự tạo nhịp hoặc bất thường trong quá trình dẫn truyền tại tim. Nhịp tim rối loạn sẽ nặng hơn nếu như cơ tim bị suy yếu hoặc bị tổn thương. Để phòng tránh thì bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn để hạn chế bệnh phát triển. 

Roi-loan-nhip-tim-bao-gom-tim-dap-qua-nhanh-hoac-qua-cham.webp

Rối loạn nhịp tim bao gồm tim đập quá nhanh hoặc quá chậm

>>> XEM THÊM: Tất tần tật về ngoại tâm thu

Dấu hiệu để nhận biết rối loạn nhịp tim 

Trên thực tế, loạn nhịp tim không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào quá rõ ràng. Tuy nhiên, sẽ có một số triệu chứng rối loạn nhịp tim mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác tim đập thình thịch, rung trong lồng ngực.
  • Khó thở, cảm giác cổ như bị bóp nghẹt, thiếu không khí để thở
  • Nhịp tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút.
  • Nhịp tim đập chậm, xuất hiện những nhịp ngưng đập 1-2s.
  • Tức ngực, nặng ngực.

Bên cạnh đó, có nhiều loại rối loạn nhịp tim không tác động nhiều đến sức khoẻ như ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất thưa thớt. Tuy nhiên vẫn có loại có thể làm suy giảm chức năng tim theo thời gian và xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm cho tính mạng. Vậy nên, nếu phát hiện các triệu chứng trên hoặc nặng hơn là ngất xỉu, muốn ngất thì cần thăm khám chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị.

Dau-nguc-kho-tho-la-trieu-chung-dien-hinh-cua-roi-loan-nhip-tim.webp

Đau ngực, khó thở là triệu chứng điển hình của rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thực sự nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn nhịp tim có thể là vô hại, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nếu không chữa trị sớm thì sẽ dẫn các biến chứng nặng hơn, nguy hiểm đến tính mạng như:

  • Đột quỵ: Rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông trong mạch. Nếu cục máu đông bị vỡ, các mảnh nhỏ của nó sẽ di chuyển theo dòng máu và lên tới não. Các mảnh nhỏ khiến mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn, lưu lượng máu đến não bị gián đoạn và gây ra đột quỵ. 
  • Suy tim: Nhịp tim bất bình thường làm giảm đi khả năng bơm máu của tim. Thời gian dài gây ra tình trạng suy tim, ảnh hưởng đến tính mạng. 

Roi-loan-nhip-tim-khong-duoc-dieu-tri-dung-cach-co-the-gay-bien-chung-suy-tim.webp

Rối loạn nhịp tim không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng suy tim

Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiện nay

Để có hiệu quả hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp dưới đây:

Biện pháp không sử dụng thuốc 

Bên cạnh tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch, người bị rối loạn nhịp tim cần thực hiện thay đổi một số thói quen trong lối sống như: 

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều rau củ quả… Kiêng ăn thực phẩm có nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt đỏ… Giảm ăn đường và muối. 
  • Tập thể dục mỗi ngày: Dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động, luyện tập môn thể thao yêu thích và phù hợp. 
  • Thay đổi lối sống, sinh hoạt: Không hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc. Duy trì cân nặng, không để thừa cân hay béo phì. 
  • Luyện tập kiểm soát hơi thở và nhịp tim bằng cách hít thật sâu thở thật chậm.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, không tạo quá nhiều áp lực cho bản thân và kiểm soát tâm trạng.

Luyen-tap-the-duc-thuong-xuyen-de-duy-tri-nhip-tim-on-dinh.webp

Luyện tập thể dục thường xuyên để duy trì nhịp tim ổn định

Biện pháp sử dụng thuốc

Phương pháp này bao gồm các thuốc chống rối loạn nhịp sau:

  • Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm, chẹn kênh calci, nhóm digoxin…
  • Nhóm thuốc chống đông máu, đặc biệt dùng trong trường hợp người bệnh bị rung nhĩ - một dạng rối loạn nhịp tim hoàn toàn.

Phương pháp can thiệp

  • Sốc điện chuyển nhịp: Phương pháp này sử dụng dòng điện để đưa nhịp tim trở lại bình thường. Người bệnh sẽ được gây mê trước khi thực hiện. 
  • Cấy máy tạo nhịp tim: Đây là một thiết bị nhỏ chạy bằng pin, được gắn vào lồng ngực có khả năng tạo ra các tín hiệu điện không khác gì tín hiệu từ tim khỏe mạnh để hỗ trợ nhịp tim đập bình thường. 
  • Cấy máy khử rung tim: Giống với máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim ICD giúp kiểm tra nhịp tim và giúp tim đập đúng nhịp khi cần. 

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị 

Song song với các phương pháp điều trị kể trên, người bệnh có thể sử dụng phối hợp thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để tăng cường hiệu quả điều trị. Một trong những thảo dược hỗ trợ điều trị ngoại tâm thu đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, đó là Khổ sâm. Trong Khổ sâm có chứa matrine và oxymatrine giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, hỗ trợ giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp nhịp tim ổn định vững vàng, sợ chi hồi hộp, chẳng màng lo âu.

San-pham-ho-tro-co-chua-Kho-sam-giup-on-dinh-nhip-tim-hieu-qua.webp

Sản phẩm hỗ trợ có chứa Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim hiệu quả

Rối loạn nhịp tim có nhiều dạng và không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh nên có phương pháp ổn định nhịp tim lâu dài để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Để có kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính từ Khổ sâm giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực… hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.

Banner NTV_DPAA (2).png

Bình luận