Câu hỏi: Chào chuyên gia, em năm nay 28 tuổi, mới kết hôn được 1 năm mà chưa có tin vui. Em cũng đã thử nhiều cách mà vẫn chưa thành công. Em nghe nói AMH thấp có thể khiến chậm có bé. Vậy chuyên gia có thể cho em biết dấu hiệu AMH thấp là gì được không ạ? Và em có thể làm gì để cải thiện tình trạng AMH thấp và tăng khả năng mang thai ạ? (Nguyễn My - Bắc Giang)

Chuyên gia trả lời:

Chào My, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Chỉ số AMH hay mức dự trữ buồng trứng sẽ giúp bạn nhận biết được số tế bào nang noãn non có trong của buồng trứng, đặc biệt là những trường hợp suy buồng trứng sớm. Do đó nếu dự trữ buồng trứng của bạn càng cao thì khả năng sinh sản càng tốt và ngược lại. Thông thường, chỉ số dự trữ buồng trứng - AMH cao nhất khi bạn bước sang tuổi 25 tuổi và giảm dần theo thời gian. Các dấu hiệu AMH thấp thường không rõ ràng, tuy nhiên bạn cũng có thể nhận biết qua các triệu chứng sau:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường, lượng kinh ra ít hơn hoặc có thể vô kinh.
  • Khô âm đạo: Do thiếu hụt estrogen, âm đạo có thể bị khô rát, gây khó chịu khi quan hệ tình dục.
  • Giảm ham muốn tình dục: Do ảnh hưởng của nội tiết tố, phụ nữ có thể cảm thấy giảm ham muốn tình dục.
  • Khó khăn trong việc thụ thai: AMH thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở phụ nữ.

Việc mãi không có tin vui cũng có thể là dấu hiệu cho thấy AMH thấp ở phụ nữ

Việc mãi không có tin vui cũng có thể là dấu hiệu cho thấy AMH thấp ở phụ nữ

Hiện nay có khá nhiều cách để cải thiện tình trạng AMH thấp và tăng khả năng mang thai:

  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Chỉ số AMH bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường bên ngoài như stress, ăn uống thiếu dinh dưỡng,… Do đó việc làm đầu tiên đó là bạn cần thay đổi lối sống, sinh hoạt ăn uống một cách điều độ
  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất chẳng hạn như Hải sản, các loại hạt, các loại rau xanh, đậu, hoa quả mọng nước như: việt quất, cherry, dâu tây,…
  • Bổ sung thêm vitamin D: Theo nghiên cứu, vitamin D có thể giúp giữ ổn định nồng độ AMH và cải thiện sức khỏe buồng trứng. 
  • Bên cạnh nhóm thực phẩm cần bổ sung, thì bạn cũng lưu ý nên giảm tiêu thụ đồ ngọt và thực phẩm chế biến. Thay vì ăn món có chứa nhiều đường, nhiều calo và chất béo bão hòa, bạn hãy chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Có như vậy, cơ quan sinh sản mới hấp thu được nhiều vitamin và khoáng chất thay vì sử dụng chúng để tiêu hóa thức ăn chế biến quá nhiều. 

Ngoài ra thì ngay khi phát hiện chỉ số AMH thấp, bạn cũng nên kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ để cân bằng lại nội tiết tố nữ, kích thích buồng trứng hoạt động trở lại, từ đó tăng khả năng thụ thai. Điển hình là sản phẩm thảo dược có chứa  bộ đôi Taxifolin, N-acetyl l-cysteine. Đây là 2 hoạt chất chống oxy hóa mạnh giúp thúc đẩy quá trình hình thành nang trứng và trứng, điều hòa hormone sinh dục. Đặc biệt với công nghệ bào chế lượng tử giúp cho sản phẩm thảo dược chiết xuất được hàm lượng hoạt chất cao, an toàn và lành tính. Do đó nếu như bạn kiên trì sử dụng sản phẩm này từ 3 - 6 tháng không chỉ giúp cải thiện chỉ số AMH mà còn giúp trứng to chắc khỏe, rụng đều và đúng chu kỳ, tăng cơ hội thụ thai.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách nhận biết dấu hiệu AMH thấp là gì và cách khắc phục. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận để được giải đáp kịp thời!

Chúc bạn sức khỏe và sớm có tin vui!

Chuyên gia sản phụ khoa

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-linh-tu-dan-platinum.webp

Bình luận