Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ (Hyperlipidemia) là tình trạng các chỉ số như cholesterol, triglycerid huyết tương có mức độ cao hơn bình thường hoặc nồng độ HDL-C (cholesterol tốt) giảm thấp dưới mức cho phép. Máu nhiễm mỡ còn được gọi bằng tên khác như rối loạn chuyển hóa lipid máu hoặc mỡ máu cao.
Cụ thể hơn, máu nhiễm mỡ có thể bao gồm các tình trạng như:

  • Tăng cholesterol trong máu.
  • Tăng chylomicronemia.
  • Rối loạn beta lipoprotein trong máu.
  • Tăng triglyceride máu.
  • Tăng lipid máu hỗn hợp và tăng lipid máu kết hợp.
  • Giảm HDL-C máu.

Trong những trường hợp trên, máu nhiễm mỡ do tăng nồng độ của cholesterol là phổ biến nhất. Theo thống kê từ Medicinenet, có hơn 3 triệu người ở Hoa Kỳ và Châu  u bị tình trạng tăng mỡ máu. Trong một số trường hợp, tăng mỡ máu có thể là bệnh lý di truyền, tuy nhiên đa số đây là hệ quả của một lối sống thiếu lành mạnh.

Mau-nhiem-mo-la-tinh-trang-roi-loan-nong-do-chat-beo-(lipid)-trong-mau

Máu nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn nồng độ chất béo (lipid) trong máu

>>> Xem thêm: Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Xem ngay để biết câu trả lời!

Triệu chứng máu nhiễm mỡ

Các trường hợp máu nhiễm mỡ hầu như không có quá nhiều biểu hiện ở giai đoạn ban đầu. Do đó, nhiều trường hợp máu nhiễm mỡ chỉ được phát hiện khi làm các xét nghiệm thông thường.
Một số trường hợp, người bệnh có thể gặp tình trạng chất béo tích tụ bên trong thành động mạch và máu khó lưu thông. Từ đó làm tăng huyết áp, hình thành cục máu đông. Những biểu hiện của tăng huyết áp, xuất hiện cục máu đông có thể kể đến như:

  • Huyết áp cao: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, chảy máu mũi, thở nông, đau ngực, khó thở, mắt nhìn mờ,…
  • Dấu hiệu xuất hiện cục máu đông: Sưng/đau ở cẳng tay, cánh tay, cẳng chân,… xuất hiện các vệt đỏ nổi trên da, khó thở, tim đập nhanh, ho không rõ nguyên do,…

Hầu hết các Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) trên thế giới khuyến cáo rằng, bạn nên thực hiện xét nghiệm chỉ số máu nhiễm mỡ, nồng độ cholesterol bắt đầu từ 20 tuổi và 5 năm/lần nếu nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp. Dựa vào các chỉ số xét nghiệm đó, bác sĩ sẽ xác định bạn có bị máu nhiễm mỡ hay không, mức độ như thế nào. Bạn cũng có thể tham khảo bảng chỉ số sau đây:

Bảng 1: Chỉ số xác định mức độ máu nhiễm mỡ (Đơn vị mg/dL)

Loại mỡ máu Chỉ số bình thường Chỉ số xác định máu nhiễm mỡ
Cholesterol toàn phần < 200
(< 5.2 mmol/L)
> 240
(> 6.2 mmol/L)
LDL - Cholesterol < 130
(< 3.3 mmol/L)
> 160
(> 4.1 mmol/L)
Triglyceride < 160
(< 2.2 mmol/L)
> 200
(> 2.3 mmol/L)
HDL - Cholesterol > 50
(> 1.3 mmol/L)
< 40
< 1.0 mmol/L)

 

Trieu-chung-mau-nhiem-mo-giai-doan-dau-thuong-khong-ro-ret
Triệu chứng máu nhiễm mỡ giai đoạn đầu thường không rõ rệt

Nguyên nhân máu nhiễm mỡ

Cholesterol là một chất béo di chuyển trong máu nhờ các lipoprotein. Cơ chế gây ra máu nhiễm mỡ là do rối loạn các lipoprotein trong máu. Có hai nhóm nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn này, bao gồm:

Nguyên nhân nguyên phát

Là những người bị máu nhiễm mỡ bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Sự bất thường của enzym chuyển hóa chylomicron là nguyên nhân di truyền học đặc trưng nhất làm tăng triglyceride máu. 
So với những trường hợp còn lại, nếu mỡ máu là do nguyên nhân này, bạn có thể thấy đau ngực, đau tim, xuất hiện các vết loét ở ngón chân, chuột rút bắp chân,…

Nguyên nhân thứ phát

Là những trường hợp bị máu nhiễm mỡ do lối sống hoặc các yếu tố bên ngoài khác. Ví dụ như:

  • Lối sống không khoa học: Chế độ ăn uống không cân bằng, tập thể dục không đủ, thừa cân, béo phì, hút thuốc hoặc tiếp xúc thụ động với khói thuốc thường xuyên, sử dụng các loại rượu, bia, chất kích thích.
  • Vấn đề sức khỏe: Các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh thận, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh gan, suy giáp,… hoặc các tình trạng khác như mang thai cũng góp phần ảnh hưởng đến trao đổi chất của cơ thể, gây rối loạn chất béo trong máu.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc tránh thai, thuốc Corticosteroid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc kháng retrovirus sử dụng trong điều trị HIV.

Loi-song,-an-uong-khong-khoa-hoc-la-nguyen-nhan-hang-dau-gay-mau-nhiem-mo

Lối sống, ăn uống không khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây máu nhiễm mỡ

Tác hại của máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Khi có quá nhiều cholesterol trong máu, nó sẽ tích tụ lên thành mạch máu, tạo nên các mảng bám.
Theo thời gian, những mảng bám này phát triển và làm tắc nghẽn động mạch. Chúng có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm như sau:
Đau tim, đột quỵ: Nếu không được cấp cứu kịp thời trong hai trường hợp này, người bệnh có thể tử vong.
Bệnh tim mạch: Khi cholesterol, triglycerid trong máu tăng, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng tăng cao. Đặc biệt, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành (CAD), bệnh động mạch cảnh. Nguy hiểm hơn có thể gây ngừng tim đột ngột.
Bệnh động mạch ngoại vi (PAD): Cholesterol trong máu cao có thể gây ra rối loạn các động mạch thuộc hệ tuần hoàn. Đặc biệt là những động mạch đưa máu, oxy đến chân, cánh tay.
Viêm tụy: Khi chỉ số triglyceride cao quá 1000mg/dL có thể gây ra tình trạng viêm tụy cấp và để lại nhiều di chứng của viêm tụy. Ví dụ như nhiễm trùng tuyến tụy, xuất huyết, suy hô hấp cấp,…
Hội chứng nhiễm khuẩn huyết: Là hệ quả khá hiếm gặp và ít nghiêm trọng hơn so với viêm tụy. Thường gây ra tình trạng đau bụng kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân, gây buồn nôn và nôn, đau ngực, khó thở cho người mắc.

Mau-nhiem-mo-neu-khong-duoc-kiem-soat-co-the-gay-dau-tim,-dot-quy

Máu nhiễm mỡ nếu không được kiểm soát có thể gây đau tim, đột quỵ

Cách hạn chế tăng mỡ máu

Tăng lipid máu thường là tình trạng kéo dài suốt đời, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được nó. Mục đích chính trong các cách điều trị máu nhiễm mỡ là làm giảm mức cholesterol có hại trong cơ thể. Từ đó giúp giảm nguy cơ các bệnh lý nguy hiểm khác. Cụ thể như sau:

Lưu ý trong chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp là một trong những cách tốt nhất để giảm chất béo trong máu. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị rằng chỉ nên ăn  tối đa 6% lượng chất béo bão hòa trong tổng calo hàng ngày. Cụ thể như sau:

  • Ưu tiên thực phẩm có chất béo lành mạnh: Ví dụ như các loại dầu hạt, dầu oliu, bơ,…
  • Tránh các loại thực phẩm có chất béo bão hòa: Ví dụ như như thịt đỏ, xúc xích, thịt xông khói, sản phẩm từ sữa,… Hãy ưu tiên lựa chọn các loại thịt gà, cá khi có thể thay cho những loại thịt trên.
  • Tránh chất béo chuyển hóa: Nhóm chất này có nhiều trong thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn, bánh ngọt, các món ăn nhẹ,...
  • Bổ sung nhiều omega – 3 hơn: Thường có nhiều trong các loại cá, đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá trích. Bạn cũng có thể tìm thấy chất béo này trong các loại hạt như hạt lanh, óc chó,…
  • Tăng cường chất xơ, vitamin trong chế ăn hàng ngày: Chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây, các loại đậu, yến mạch,...

Để việc kiểm soát tình trạng máu nhiễm mỡ tốt hơn, bạn cũng nên ưu tiên các công thức nấu ăn lành mạnh cho cơ thể. Ví dụ như luộc, hấp,… thay cho các cách chế biến khác như rán, xào.

Che-do-an-uong-hang-ngay-dong-vai-tro-quan-trong-trong-kiem-soat-mau-nhiem-mo

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát máu nhiễm mỡ

>>> Xem thêm: Top 4 thực phẩm hạ mỡ máu không cần dùng thuốc cực hay. XEM NGAY

Thay đổi lối sống lành mạnh

Ngoài chế độ ăn uống, để giúp kiểm soát được lượng mỡ trong máu tốt hơn, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh. Bao gồm:

  • Duy trì cân nặng ổn định

Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ, các bệnh tim mạch cao hơn. Do đó, bạn nên lưu ý kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp. Bạn có thể dựa vào chỉ số BMI để xác định được cân nặng tương ứng với chiều cao.
Giảm cân và giữ mức cân nặng thích hợp sẽ giúp giảm mức LDL, cholesterol toàn phần, chất béo trung tính trong cơ thể. Điều này cũng giúp tăng được HDL cholesterol trong máu.

  • Ngừng hút thuốc

Như đã nói ở trên, thuốc lá là yếu tố thúc đẩy tình trạng máu nhiễm mỡ nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ xảy ra bệnh tim. Hút thuốc lá thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, tăng LDL cholesterol. Thói quen này cũng làm tăng tình trạng viêm cũng như khả năng hình thành cục máu đông.
Do đó, bạn nên ngừng sử dụng thuốc lá càng sớm càng tốt. Lối sống này sẽ giúp tăng mức HDL, giảm nguy cơ bị các vấn đề tim mạch.

  • Thực hiện hoạt động thể chất

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bạn nên thực hiện khoảng 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa hàng tuần. Điều này sẽ giúp giảm thiểu những yếu tố nguy cơ tim mạch của người bị mỡ trong máu.
Một số bài tập mà bạn có thể thực hiện như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, tập yoga,… Để biết được bài tập phù hợp, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, các bệnh lý kèm theo.

Nguoi-bi-mau-nhiem-mo-nen-hoat-dong-the-chat-toi-thieu-150-phut/tuan

Người bị máu nhiễm mỡ nên hoạt động thể chất tối thiểu 150 phút/tuần

Sử dụng thuốc điều trị mỡ máu

Nếu việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sống không giúp giảm thiểu được tình trạng mỡ trong máu, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng thêm một số loại thuốc. Ví dụ như:

  • Statin: Đây là nhóm thuốc điều trị tăng lipid máu được sử dụng đầu tiên. Statin sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol xấu của gan, tăng khả năng loại bỏ chúng trong cơ thể. Một số loại thuốc nhóm Statin có thể kể đến như atorvastatin, lovastatin, fluvstatin,…
  • Thuốc cô lập axit mật: Giúp ngăn không cho axit mật của dạ dày hấp thụ máu để gan sử dụng cholesterol từ máu tạo ra axit mật, từ đó giúp giảm lượng chất béo này. Một số loại thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như colestipol, colesevelam, cholestyramine,…
  • Niacin/Nicotinic axit: Đây là một loại vitamin B có thể làm giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL trong máu.
  • Một số loại thuốc khác: Ví dụ như fibrat, fenofibrate, gemfibrozil, alirocumab, evolocumab,…, chất ức chế hấp thụ cholesterol như ezetimibe,...

Sử dụng thêm các loại thảo dược

Tăng lượng tiêu thụ lipid và giảm tổng hợp lipid vẫn đang là 2 mục tiêu chính điều trị mỡ trong máu. Nhưng những loại thuốc điều trị hiện nay hầu hết chỉ tập trung vào mục tiêu giảm sự tổng hợp chất béo trong máu. Việc dùng thuốc thường xuyên cũng sẽ khiến cơ thể người bệnh thiếu năng lượng, mệt mỏi,…
Vì vậy, nhiều người bệnh hiện nay đã bắt đầu lựa chọn các phương pháp giúp đáp ứng được mục tiêu còn lại là tăng tiêu thụ lipid. Một trong cách được lựa chọn nhiều hiện nay là dùng các loại thảo dược hỗ trợ thêm.

Mot-so-duoc-lieu-ho-tro-kiem-soat-tinh-trang-mau-nhiem-mo

Một số dược liệu hỗ trợ kiểm soát tình trạng máu nhiễm mỡ

Một số loại thảo dược thước được lựa chọn có thể kể đến như cao lá sen, tỏi, hoàng bá,… Trong đó:

  • Hoàng bá: Có tác dụng giúp phòng ngừa tình trạng xơ vữa động mạch với cơ chế làm giảm nồng độ chất béo toàn phần.
  • Cao lá sen: Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia là Ah-Rong Kim, Soo-Mi Jeong,  Min-Jung Kang, Yang-Hee Jang, Ha-Neul Choi và Jung-In Kim,... được tổng hợp tại Thư Viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cho thấy, lá sen có tác dụng hỗ trợ hạ nồng độ của triglyceride huyết tương, cholesterol toàn phần, giúp nồng độ HDL-C trong máu tăng cao hơn. Ngoài ra, lá sen cũng làm giảm lượng lipid toàn phần, từ đó giúp giảm tình trạng máu nhiễm mỡ.
  • Tỏi: Giảm nồng độ lipid toàn phần.

Những loại thảo dược này khi phối hợp thêm các thành phần khác sẽ giúp người bị máu nhiễm mỡ kiểm soát được cholesterol, lipid tốt hơn. Ngoài ra cũng hỗ trợ ngăn ngừa những nguy cơ biến chứng khác của máu nhiễm mỡ.
Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến bệnh máu nhiễm mỡ. Bạn nên thực hiện các biện pháp kiểm soát mỡ trong máu càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp về tình trạng máu nhiễm mỡ, hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới bài viết này. Đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ chi tiết hơn cho bạn.
Tham khảo
https://emedicine.medscape.com/article/126568-overview#a7
https://www.medicinenet.com/what_does_it_mean_to_have_hyperlipidemia/article.htm
https://www.healthline.com/health/hyperlipidemia#prevention
https://www.heart.org/en/health-topics/cholesterol/prevention-and-treatment-of-high-cholesterol-hyperlipidemia#:~:text=Hyperlipidemia%20means%20your%20blood%20has,bad)%20cholesterol%20in%20your%20blood.
https://www.webmd.com/cholesterol-management/hyperlipidemia-overview
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21656-hyperlipidemia
https://www.medicalnewstoday.com/articles/295385#types
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK559182/
https://www.verywellhealth.com/hyperlipidemia-symptoms-causes-diagnosis-and-treatment-4570905

Dược sĩ Phương Anh

BOX-LPC.png

Bình luận