Miền Bắc và miền Trung đang bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng kéo dài, điều này sẽ khiến nguy có đột quỵ và sốc nhiệt tăng cao. Biết cách phòng ngừa đột quỵ, sốc nhiệt sẽ giúp bạn tránh được tình trạng nguy hiểm này!

Uống đủ nước

Nước là thành phần quan trọng của cơ thể chiếm đến 70% trọng lượng. Ở điều kiện thời tiết bình thường, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 40ml nước cho mỗi kg cơ thể. Như vậy tùy thể trọng, trung bình một ngày một người cần khoảng 2 lít nước. 

Khi thời tiets nắng nóng, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày càng quan trọng hơn, bởi khi thời tiết trở nóng cơ thể dễ bị mất nước. Với những người lao động chân tay nặng nhọc nên uống 4 ly/cốc nước lọc mỗi giờ. Đối với người bị mạch vành, huyết áp, đái tháo đường vẫn uống nước như bình thường, nhưng người suy tim nên khống chế lượng nước đầu vào theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chúng ta thường có thói quen để khát mới uống nước nhưng điều này là không đúng. Tốt nhất là uống thường xuyên, ngay cả khi không khát để bù đắp cho quá trình bài tiết làm mất nước

Không nên uống nước khi đứng, vì khi đó nước sẽ nhanh chóng đi xuống ruột, các dưỡng chất không được hấp thụ vào các cơ quan. Không nên uống nước quá nhanh, uống từng ngụm nhỏ để nước ngấm dần, chảy đều vào từng tế bào của bạn. Nên chia nhỏ các lần uống. Kể cả khi khát bạn cũng chỉ nên uống một cách từ từ. Uống nước quá nhanh trong khi khát có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho tim mạch.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để phòng ngừa đột quỵ mùa nóng.png

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để phòng ngừa đột quỵ mùa nóng

Chỉ ra ngoài khi có việc cần thiết

Người cao tuổi không nên đi lại làm việc vào ngày nắng nóng, nhất là giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Khoảng thời gian đó nền nhiệt thường ở mức rất cao, làm việc và hoạt động ngoài trời trong khu giờ này sẽ dễ dẫn đến sốc nhiệt, đột quỵ.

Khi đi ra ngoài trời bạn cần có mũ nón, mặc áo dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát; không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời. Người cao tuổi có bệnh tim mạch đã từng đột quỵ thì không nên ra ngoài nắng sau 10 giờ sáng. Không làm việc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói, khát khi ở ngoài trời nắng.

Nên mặc áo chống nắng vào những ngày nắng nóng.png

Nên mặc áo chống nắng vào những ngày nắng nóng

Sử dụng điều hòa đúng cách

Sử dụng điều hòa đúng cách cũng là biện pháp giúp phòng ngừa đột quỵ hữu ích bởi không hiếm gặp các ca đột quỵ do ngồi điều hòa quá lạnh sau khi đi từ trời nắng về. Trong trường hợp cơ thể đột ngột tiếp xúc với môi trường nhiệt độ xuống thấp như đang đi ngoài đường nắng nóng 38-39 độ C vào phòng điều hòa đột ngột chỉ có 17-18 độ C hay khi trời nóng rồi chuyển sang lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ nhiều sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, gây sốc nhiệt đột quỵ.

Do đó, để tránh thay đổi nhiệt độ quá mức, khi đi ngoài nắng về, không nên vào phòng lạnh ngay, thay vào đó cần ngồi quạt, mở cửa phòng để cơ thể mát từ từ, kết hợp các bài tập cổ nhẹ nhàng hoặc đi lại trong phòng nhiệt độ thường trước khi bước vào phòng điều hoà. Tương tự, nếu đang ở phòng điều hoà, không đột ngột bước ra ngoài ngay, nên tắt điều hoà 15-30 phút để cân bằng nhiệt độ trong phòng và bên ngoài.

Bạn không nên để nhiệt độ điều hoà quá thấp, mức lý tưởng là từ 26-28 độ C, để tránh chênh lệch quá mức với nhiệt độ môi trường. Ngoài ra, trong quá trình bật điều hoà, các gia đình nên bật thêm quạt gió giúp không khí lưu thông.

Dùng điều hòa đúng cách giúp bạn hạn chế nguy cơ đột quỵ khi nắng nóng.png

Dùng điều hòa đúng cách giúp bạn hạn chế nguy cơ đột quỵ khi nắng nóng

Ghi nhớ cách sơ cứu người đột quỵ, sốc nhiệt

Trong trường hợp có người đột quỵ hoặc sốc nhiệt khi trời nóng thì cần thực hiện sơ cứu ngay. Trong quá trình di chuyển cấp cứu cần chú ý những vấn đề sau:

  • Nhanh chóng đưa người bệnh vào nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt hoặc nới rộng quần áo, lau mát. Người bệnh bị ngất hoặc hôn mê không nên cố gắng cho uống nước vì dễ gây sặc nước vào phổi càng nguy hiểm.
  • Trường hợp người bệnh bị ngừng tim (bắt mạch hoặc sờ không thấy tim đập) phải làm hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.
  • Nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện điều trị.

Sử dụng viên uống chống đột quỵ từ thảo dược

Một giải pháp giúp phòng ngừa đột quỵ vào ngày nóng được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó là sử dụng viên uống thảo dược chống đột quỵ có thành phần nattokinase đã được nghiên cứu lâm sàng. Đột quỵ phần lớn là do máu huyết không được lưu thông lên não bộ sự xuất hiện cục máu đông. Sản phẩm giúp hỗ trợ phòng ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông khi nó xuất hiện tại mạch máu. Đồng thời giúp giảm nguy cơ đột quỵ do tắc mạch, giảm nguy cơ đau thắt ngực do tắc mạch. 

Sản phẩm chứa nattokinase giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.png

Sản phẩm chứa nattokinase giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Sản phẩm được ứng dụng công nghệ bào chế bao vi nang và nuôi cấy enzym nattokinase đặc biệt giúp cho được hiệu quả tốt nhất trong việc phòng ngừa đột quỵ. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại các viện TWQĐ 108, viện Quân y 103 đều cho thấy tính an toàn của sản phẩm, dùng càng lâu hiệu quả càng cao. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng liên tục từ 1-3 tháng và 4-6 viên/ ngày.

Hy vọng rằng qua bài viết bạn đọc sẽ có được cho bản thân những phương pháp phòng ngừa đột quỵ mùa nóng hữu hiệu mà đơn giản. Nếu có băn khoăn về các vấn đề đột quỵ não, đừng ngần ngại hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn sớm nhất

Dược sĩ Lan Khuê

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Nattospes.webp

Bình luận