Trên thực tế, có nhiều bí ẩn về nguyên nhân gây bệnh vẩy nến, cũng như làm thế nào để việc điều trị được tốt nhất. Do đó, 5 điều sau đây rất quan trọng bạn phải biết về bệnh vẩy nến, để sống chung hòa bình với nó.

5 điều cần cập nhật ngay nếu không muốn bị đau đớn vì bệnh vẩy nến!

Chỉ riêng tại Mỹ, 7,5 triệu người bị bệnh vẩy nến và Kim Kardashian - ngôi sao truyền hình thực tế tại đất nước này cũng là một trong những người kém may mắn ấy. Mặc dù phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng Kim Kardashian không giấu giếm mà còn muốn chia sẻ để mọi người nâng cao nhận thức về căn bệnh này. Năm 2011, Kim Kardashian tiết lộ về căn bệnh vẩy nến của mình. Đầu tiên, khi thấy các vết phát ban, Kardashian đã nói chuyện với bác sĩ da liễu, tiến sĩ Harold Lance với một chút lo lắng. Tiến sĩ Lancer kiểm tra các vết ban tròn trên chân của Kardashian và kết luận cô bị bệnh vẩy nến - một bệnh mạn tính, di truyền và có liên quan đến hệ thống miễn dịch.

 ngoi-sao-truyen-hinh-thuc-te-kim-kardashian-cung-mac-benh-vay-nen

Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian cũng mắc bệnh vẩy nến

Kim Kardashian không phải là người nổi tiếng duy nhất mắc bệnh vẩy nến. Ngoài Kim, một số “sao” hạng A khác như diễn viên LeAnn Rimes, Jon Lovitz, MC truyền hình Stacy London, người mẫu CariDee English... cũng không may mắc phải căn bệnh này. Và điểm chung của họ là muốn giúp mọi người nâng cao nhận thức về bệnh để đối phó và điều trị, phòng ngừa tốt hơn, ngăn ngừa bệnh bùng phát.

Dưới đây là 5 điều quan trọng cần phải biết về căn bệnh này:

1. Bệnh vẩy nến là 1 bệnh mạn tính

“Vẩy nến là một bệnh liên quan tới hệ miễn dịch, có tính chất mạn tính” – Đây là phát biểu của tiến sĩ Debbie Palmer, người đồng sáng lập của Hội da liễu Associates, New York, Mỹ. Vẩy nến có tính chất di truyền và người trong một nhà thì khả năng cao sẽ biểu hiện bệnh ra ngoài da.

2. Vẩy nến không từ vị trí nào trên cơ thể

Thật vậy, bạn có thể gặp chúng trên da đầu, lưng, tay, chân, bụng… hoặc bất kỳ vùng tỳ đè nào khác của cơ thể.

3. Có thể kiểm soát được tình trạng bệnh

Hầu hết vẩy nến ở dạng nhẹ có thể được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ. Ánh nắng mặt trời giúp giải quyết phần nào đó tình trạng bệnh, tuy nhiên, nếu để da bạn tiếp xúc với ánh nắng quá lâu, nguy cơ ung thư da là khó tránh khỏi! Một số loại thuốc hoạt động bằng cơ chế ức chế hệ thống miễn dịch cũng có thể được sử dụng.

4. Stress là một tác nhân kích thích vẩy nến bùng phát

Stress và bệnh vẩy nến dường như đi cùng nhau. Stress có thể làm cho vẩy nến trầm trọng hơn và bệnh có thể khiến bạn căng thẳng.

Các chuyên gia không chắc chắn mối liên hệ về bệnh vẩy nến và stress như thế nào. Nó có thể liên quan đến sự rối loạn hệ miễn dịch. Một số người bệnh đã bị vẩy nến vào khoảng thời gian căng thẳng trong cuộc sống của họ.

 stress-khien-vay-nen-tram-trong-hon

Stress khiến vẩy nến trầm trọng hơn

Gần đây, khi biết bệnh vẩy nến không có cách chữa trị dứt điểm, cô Kim đã rất sốc. Biết vậy nên bác sỹ chuyên khoa đã khuyên cô nên sống chậm lại bằng cách hạn chế những căng thẳng - yếu tố góp phần kích hoạt bệnh vẩy nến.

5. Lối sống có thể phá vỡ tình trạng ổn định bệnh của bạn

Vẩy nến là bệnh phức tạp! Bạn vừa phải điều trị bằng thuốc, vừa phải tự cân bằng tâm lý, lối sống của chính mình. Giảm stress bằng các hoạt động như yog hay ngồi thiền, cùng với ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc sẽ đem lại cho bạn những hiệu quả bất ngờ. Tiến sĩ Palmer cho biết, nhiều bệnh nhân đã có sự cải thiện đáng kể sau khi thay đổi lối sống, bao gồm giảm tổn thương trên da và suy nghĩ của họ cũng trở nên tích cực hơn, năng suất làm việc được cải thiện.

Trung Tín

Dược sĩ Thu Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-mien-khang.webp

Bình luận