Người bị cao huyết áp uống nước dừa được không?” là câu hỏi nhiều người tìm kiếm đáp án trên các diễn đàn. Bởi chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần cải thiện nhiều bệnh tật, trong đó có cao huyết áp. Vậy, lời giải cho câu hỏi trên là gì? Có cần lưu ý khi sử dụng nước dừa cho người cao huyết áp hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Người bị cao huyết áp uống nước dừa được không?

Trước khi trả lời cho câu hỏi: Người bị cao huyết áp uống nước dừa được không, bạn cần biết một số thông tin về tác dụng của loại nước quen thuộc này. Nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất, giúp điều hòa điện giải, cung cấp nước cho cơ thể. Do đó, nước dừa thường được khuyên dùng khi gặp các bệnh như: Tiêu chảy, dịch tả,... làm giảm nguy cơ mất nước. Uống nước dừa mỗi ngày giúp “tạm biệt” nhiệt miệng và hồi phục cơ thể nhanh chóng sau khi bị mất nước. Nước dừa còn là “bạn tốt” của hệ tim mạch: Đã có nghiên cứu cho rằng, nước dừa giúp làm tăng nồng độ HDL - cholesterol có lợi cho cơ thể và duy trì sức khỏe tim mạch.

  Nước dừa tốt cho sức khỏe tim mạch

Nước dừa tốt cho sức khỏe tim mạch

Nước dừa có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, điều hòa đường huyết, kiểm soát cơn thèm ăn, giảm cân, từ đó hạ áp. Loại nước này còn giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất như: Kali, canxi, chloride, magie, photpho,... có thể thay thế các thức uống thể thao, bù nước, bù khoáng, cung cấp năng lượng tức thời.

Thành phần của nước dừa có chứa nhiều ion kali, cao gấp 2 lần quả chuối. Trong khi đó, những người bị cao huyết áp có hàm lượng kali máu khá thấp. Khi uống nước dừa sẽ bổ sung một lượng kali cho cơ thể, từ đó giúp việc đào thải muối (ion natri) qua hệ tiết niệu tăng lên. Natri bị đào thải sẽ kéo theo nước, làm giảm thể tích tuần hoàn, huyết áp từ đó cũng sẽ giảm xuống một cách từ từ. Ngoài ra, trong các thuốc điều trị tăng huyết áp, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid, nhóm lợi tiểu quai gây mất kali trầm trọng. Đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến hạ kali máu rất nguy hiểm khi sử dụng thuốc. Thậm chí, khi kê đơn thuốc lợi tiểu nêu trên để điều trị bệnh cao huyết áp, bác sĩ còn căn dặn bệnh nhân nên thường xuyên uống nước dừa để vừa có tác dụng hỗ trợ lợi tiểu, lại bù đắp vào lượng kali bị mất.

 Nước dừa tốt cho người cao huyết áp 

Nước dừa tốt cho người cao huyết áp

Một thử nghiệm nhỏ ở người đã so sánh tác dụng của nước dừa với nước đóng chai đơn giản và loại đồ uống nhiệt đới khác gọi là mauby (được làm từ vỏ cây đun sôi với các loại thảo mộc và gia vị) ở 28 bệnh nhân bị cao huyết áp. Đối tượng tham gia nghiên cứu được nước uống đóng chai, nước dừa, mauby hoặc hỗn hợp nước dừa và mauby trong 2 tuần. Kết quả cho thấy, huyết áp tâm thu trung bình đã giảm đáng kể trên 71% số người được uống nước dừa, 40% số người uống mauby và 43% những người dùng kết hợp. Đối với cả nhóm nước dừa và nhóm mauby, huyết áp tâm thu giảm trung bình lớn nhất là khoảng 7 - 12 mmHg, trong khi nhóm sử dụng kết hợp 2 loại nước này được ghi nhận mức huyết áp giảm từ 15 - 24mmHg. Mặc dù sự kết hợp đã dẫn đến việc giảm huyết áp lớn nhất, nhưng không nhiều người được hưởng lợi đáng kể so với việc chỉ uống nước dừa.

>>> Xem thêm: Hé lộ CÁCH HẠ HUYẾT ÁP nhanh nhất bạn không thể bỏ lỡ!

Chú ý khi sử dụng nước dừa cho người cao huyết áp

Mặc dù kết quả nghiên cứu trên rất hứa hẹn, các nhà nghiên cứu đồng ý rằng, nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên với số lượng đối tượng lớn hơn cần được tiến hành trước khi có đủ bằng chứng cho thấy, nước dừa có hiệu quả trong điều trị cao huyết áp. Tuy nước dừa là thức uống có lợi cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều lại trở thành có hại, bạn hãy sử dụng một cách hợp lý nhất.

- Không được uống quá 3 trái dừa mỗi ngày, do bản thân nước dừa có tính hàn, bổ sung nhiều dễ làm yếu cơ, mệt mỏi.

- Không nên uống nước dừa trước khi tập thể thao vì sẽ làm giảm sức dẻo dai.

- Người cao huyết áp nên uống nước dừa nguyên chất, không thêm đá hoặc đường.

- Buổi tối không nên uống nước dừa, do tính hàn của dừa dễ gây lạnh bụng.

- Người có huyết áp thấp tuyệt đối không uống quá nhiều nước dừa.

- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu không nên uống nước dừa vì sẽ làm tình trạng nôn ói, ốm nghén trầm trọng hơn.

 Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu không nên uống nước dừa 

Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu không nên uống nước dừa

- Khi đi ngoài trời nắng gắt trở về, đừng vội uống nước dừa ngay vì dễ gây ra tình trạng ớn lạnh, đầy bụng. Nếu muốn giảm bớt triệu chứng này, hãy thêm ít muối vào để cân bằng nồng độ natri và kali. Tuy nhiên, người bị cao huyết áp không nên thêm muối. Hãy nghỉ ngơi một lúc rồi mới uống nước dừa.

>>> Xem thêm: Người HUYẾT ÁP CAO có uống được lá vối không?

Cải thiện cao huyết áp an toàn hiệu quả nhờ sản phẩm thiên nhiên

Nếu bị bệnh cao huyết áp, bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều người còn tin tưởng lựa chọn sản phẩm có thành phần chính là chiết xuất cần tây để ổn định huyết áp. Những nghiên cứu trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam đã chứng minh, cần tây - một loại rau mọc ở khắp nơi trên đất nước ta có những tác dụng tốt với người bị cao huyết áp. Chiết xuất hạt cần tây có tác dụng hạ áp bằng việc làm chậm nhịp tim và giãn mạch thông qua ức chế kênh Ca2+. Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời cần tây còn làm giảm lipid máu, ngăn chặn nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường. Ngoài ra, do có chứa tinh dầu nên cần tây cũng giúp lợi tiểu rất tốt. Việc ăn cần tây thường xuyên giúp gia tăng lượng nước tiểu được bài tiết ra khỏi cơ thể, loại bỏ các chất độc hại như acid uric dư thừa và urê. Thêm vào đó, các nghiên cứu khoa học hiện đại gần đây cũng khẳng định, chất apigenin chứa trong cần tây có thể giúp giãn mạch tốt hơn nên ngăn ngừa không cho huyết áp lên cao.

 Cần tây tốt cho bệnh cao huyết áp 

Cần tây tốt cho bệnh cao huyết áp

Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả tốt trong kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate,… và bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại dưới dạng viên nén tiện dùng. Đây là sản phẩm đáp ứng đồng thời tất cả các mục tiêu trong điều trị cao huyết áp đó là: An toàn khi sử dụng lâu dài, thường xuyên; Giữ được mức huyết áp tối ưu mà không gây tụt huyết áp ở người sử dụng; Ngăn ngừa biến chứng của bệnh cao huyết áp. Vì vậy, sản phẩm phù hợp cho những người tăng huyết áp, các trường hợp có nguy cơ cao bị tăng huyết áp: Người thường xuyên căng thẳng tâm lý, tăng lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, người béo phì, người ít hoạt động thể lực.

Câu hỏi: Người bị cao huyết áp uống nước dừa được không?” đã có lời giải đáp. Nếu bị bệnh lý này, bạn có thể hỗ trợ điều trị bằng chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính chiết xuất từ cần tây mỗi ngày.

Lê Nguyệt

Bình luận