Ngộ độc rượu ảnh hưởng đến nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể và có thể gây tử vong khi uống một lượng rượu lớn trong thời gian ngắn. Để phòng tránh tình huống xấu nhất xảy ra, hãy theo dõi bài viết dưới đây để trang bị những kiến thức cơ bản về cách điều trị và sơ cứu khi ngộ độc rượu. 

Ngộ độc rượu là gì?

Ngộ độc rượu là hiện tượng xảy ra khi uống quá nhiều đồ uống chứa cồn trong khoảng thời gian ngắn. Không giống như các loại đồ uống khác, rượu dễ hấp thu vào cơ thể nhưng mất nhiều thời gian để xử lý và loại bỏ. Do vậy, khi uống một lượng rượu lớn trong thời gian ngắn, cơ thể không thể xử lý kịp thời lượng cồn có trong đó gây ức chế hệ thần kinh, gia tăng nguy cơ ngộ độc rượu.

Các biểu hiện thường thấy của ngộ độc rượu bao gồm:

  • Động kinh (Thường xảy ra từ 6 - 48 tiếng sau khi ngưng sử dụng rượu).
  • Nhiệt độ cơ thể hạ thấp.
  • Nói ngọng, nói líu khi đã tỉnh táo.
  • Nhịp thở không đều, hơi thở yếu.
  • Da nhợt nhạt và lạnh.
  • Môi và móng có hiện tượng tím tái.
  • Đái, ỉa không tự chủ.
  • Nôn mửa nhiều lần, bụng đau quặn.

Ngộ độc rượu có thể xuất hiện khi uống một lượng lớn rượu trong thời gian ngắn

Ngộ độc rượu dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng nào?

Các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra do ngộ độc rượu, bao gồm:

  • Nghẹt thở, khó thở: Rượu có thể gây nôn. Điều này làm tăng nguy cơ bị sặc khi nôn dẫn đến nghẹt thở nếu bạn bất tỉnh.
  • Ngừng thở: Vô tình hít phải chất nôn vào phổi có thể dẫn đến gián đoạn hô hấp (ngạt thở), nguy hiểm đến tính mạng.
  • Mất nước trầm trọng: Nôn mửa khi say có thể khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, dẫn đến huyết áp thấp và nhịp tim đập nhanh không kiểm soát vô cùng nguy hiểm.
  • Co giật: Rượu xâm nhập vào máu làm mất cân bằng lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu giảm xuống đủ thấp có thể gây ra co giật.
  • Hạ thân nhiệt: Uống say khiến nhiệt độ cơ thể của bạn giảm xuống quá thấp có thể dẫn đến ngừng tim.
  • Tổn thương não. Uống rượu nhiều có thể ảnh hưởng đến kích thước và hoạt động của não bộ. Ngộ độc rượu có thể làm teo não, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ của bạn.

Ngộ độc rượu có thể làm teo não, ảnh hưởng xấu đến khả năng ghi nhớ

Cách sơ cứu hữu ích khi ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Co giật, nghẹt thở, rối loạn nhịp tim, tổn thương não bộ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy nhằm giảm thiểu những hệ luỵ trên, bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản về sơ cứu và điều trị ngộ độc rượu để giúp chính mình và những người xung quanh. 

  • Giữ ấm cơ thể: Đắp chăn giữ ấm có tác dụng tránh thân nhiệt hạ đột ngột gây nguy hiểm.
  • Giữ bệnh nhân tỉnh táo: Tuyệt đối không để người ngộ độc rượu ngủ li bì, cách vài giờ phải đánh thức người say dậy và cho ăn uống nhẹ nhàng (cháo loãng) để tránh hạ đường huyết.
  • Ngăn ngừa nghẹt thở: Bạn cần ở bên theo dõi người ngộ độc rượu giúp họ tránh tình trạng nôn gây nghẹt đường thở. Nếu họ bất tỉnh, cần xoay người nằm nghiêng để tránh bị sặc, bị ngạt khi nôn. 
  • Bổ sung nước: Cho người ngộ độc rượu uống nước ấm giúp bù nước, pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình đào thải rượu. Một số loại nước có tác dụng giải rượu như: Nước gừng tươi, sữa nóng, nước chanh, cam vắt,...
  • Giữ bệnh nhân nằm yên: Khi ngộ độc rượu thường xảy ra tình trạng co giật, cần loại bỏ các vật cứng xung quanh và giữ họ nằm yên tránh sự va đập. 
  • Tìm kiếm sự trợ giúp: Quan sát tình trạng của người ngộ độc rượu, cần đưa ngay tới bệnh viện để xử trí kịp thời nếu xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng như: Bất tỉnh, nôn mửa liên tục, nghẹt thở, da xanh tái , tay chân lạnh,...

Nước chanh có tác dụng giải say, chống ngộ độc rượu 

4 “không” giúp phòng ngừa ngộ độc rượu hiệu quả

Tuân thủ 4 nguyên tắc dưới đây giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ ngộ độc rượu

Không uống rượu ngâm không rõ nguồn gốc

Thói quen uống rượu ngâm từ các loại rễ, lá cây rừng hay nội tạng các loại động vật không rõ xuất xứ của người dân để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nhiều trường hợp sau khi uống rượu không rõ nguồn gốc bị ngộ độc rượu dẫn tới suy thận, ảnh hưởng não bộ, gây mất trí nhớ,...

Không uống rượu khi bụng đói

Dạ dày “rỗng” khiến rượu được hấp thu nhanh gấp 2 lần so với bình thường, gây tổn hại gan. Rượu được hấp thu nhanh nhất khi tới ruột non. Thức ăn có tác dụng làm chậm quá trình đi vào ruột non của rượu, từ đó rượu sẽ được hấp thu chậm hơn và giảm nguy cơ gây ngộ độc. 

Không uống rượu công nghiệp, có hàm lượng Methanol cao >0.1%

Vì lợi nhuận và mong muốn tạo ra rượu với chi phí rẻ, người sản xuất đưa vào thị trường các loại rượu có hàm lượng methanol rất cao, dễ gây ngộ độc. Sau khi đi vào cơ thể quá trình oxy hóa methanol nhanh chóng tạo thành acid formic - được xem là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc rượu methanol. Acid formic tích tụ trong huyết thanh, võng mạc gây tổn thương mắt, dẫn tới mù lòa và tổn thương não bộ, dẫn đến tử vong. 

Không sử dụng rượu bia khi chưa đủ 18 tuổi

Trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi đang trong quá trình phát triển trí não nếu sử dụng rượu bia có thể dẫn đến việc thay đổi cấu trúc của vùng hồi hải mã làm suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung của não bộ. Uống rượu bia ở trẻ dưới 18 không chỉ ảnh hưởng đến não bộ mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác trong cơ quan tiêu hóa, gan và thận. Điều này gia tăng nguy cơ ngộ độc rượu và về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất lẫn tinh thần khi trẻ trưởng thành.

 

 

Trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi bị cấm sử dụng rượu bi

Một số thành phần giúp phòng ngừa và cải thiện chứng ngộ độc rượu

Bên cạnh những cách phòng ngừa ngộ độc rượu đề cập phía trên, bạn có thể dùng kết hợp các thực phẩm, sản phẩm có chứa những thành phần sau đây để nâng cao hiệu quả cải thiện chứng ngộ độc rượu:

  • Acid citric: Có tác dụng giảm sự hấp thụ rượu vào cơ thể bằng phản ứng este hoá, ngăn không cho cồn đi vào trong máu giúp phòng ngừa các biến chứng ngộ độc rượu.
  • Taurine: Làm giảm cảm giác thèm rượu, kích thích quá trình chuyển hoá và đào thải ethanol ra khỏi cơ thể. Taurine còn có tác dụng ổn định đường huyết từ đó giảm triệu chứng nôn nao, chóng mặt khi ngộ độc rượu.
  • Natri succinat: Bảo vệ gan và các cơ quan khác trong cơ thể không bị tổn thương trước những tác động của rượu. Các sản phẩm có chứa natri succinat giúp người ngộ độc rượu nhanh chóng tỉnh táo, giảm nhanh các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. 
  • Vitamin B6: Trong y học, vitamin B6 được dùng để điều trị bệnh nhân nghiện rượu và làm giảm các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn do ngộ độc rượu. Sau khi say rượu, bạn có thể uống vitamin B6 hoặc sử dụng các sản phẩm giải rượu có chứa vitamin B6 giúp an thần. Điều này làm cho các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi và quá trình đào thải độc tố do rượu bia gây ra sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản về ngộ độc rượu và cách phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn về vấn đề ngộ độc rượu. Nếu còn có vấn đề băn khoăn, hãy để lại bình luận hoặc thông tin để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tư vấn nhanh nhất nhé.

 

Bình luận