Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra ở hơn 70% người trưởng thành, bài viết sau đây sẽ giới thiệu về những phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đang được áp dụng phổ biến hiện nay, cho hiệu quả cao và hạn chế biến chứng của bệnh.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt là một phần quan trọng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Việc thực hiện tốt chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị, nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa… đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Bạn hãy thực hiện những điều sau đây:

  • Hạn chế thực phẩm kích ứng niêm mạc dạ dày: Là các loại thức ăn làm tăng tiết acid dạ dày bao gồm đồ cay, chua, gia vị mạnh, cà phê, rượu, thuốc lá, thực phẩm có nhiều chất béo…
  • Hạn chế dùng đồ uống có gas và caffeine: Bao gồm các thức uống như soda, nước ngọt có gas, cà phê, trà đều có thể kích thích sản xuất acid dạ dày, gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm loét nên bạn cần hạn chế sử dụng chúng mỗi ngày.

Nguoi-viem-loet-da-day-can-han-che-nuoc-ngot-co-gas.webp

Người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế dùng các loại nước ngọt

  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì bạn ăn no một lần thì nên chia nhỏ khẩu phần ăn và tăng số bữa ăn trong ngày lên khoảng 5-6 bữa. Điều này giúp giảm áp lực lên dạ dày, nhờ đó quá trình tiêu hóa cũng dễ dàng hơn.
  • Tránh ăn quá no hoặc đói: Việc ăn quá no hoặc đói đều có thể làm tăng acid dạ dày và gây ra khó chịu cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Có chế độ ăn giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp trung hòa acid dịch vị, cải thiện tiêu hóa và giảm triệu chứng táo bón, điều này sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày.
  • Tránh căng thẳng và giữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, làm trầm trọng hơn triệu chứng của viêm loét. Vì vậy, việc duy trì tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng sẽ giúp bạn giảm được các triệu chứng của viêm loét dạ dày.
  • Giảm cân nếu bạn đang thừa cân: Béo phì làm gia tăng áp lực lên dạ dày, vì vậy bạn hãy có kế hoạch giảm cân lành mạnh để giúp giảm cơn đau do viêm loét dạ dày hiệu quả. Bạn có thể tập chạy bộ, gym, đá bóng hoặc đạp xe, bơi lội để giảm bớt cân nặng dư thừa.

Sử dụng đầy đủ thuốc theo chỉ định

Có nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày, tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bạn, mức độ viêm loét, vị trí loét, có kèm nhiễm vi khuẩn HP hay không mà bạn sẽ được dùng 1 hoặc nhiều nhóm thuốc một lúc, bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất để giảm lượng acid do dạ dày sản xuất. Các loại thuốc PPI bao gồm omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole và esomeprazole.
  • Thuốc kháng histamine 2 (H2 blockers): Ức chế hoạt động của tế bào tạo ra acid dạ dày. Các loại thuốc này bao gồm ranitidine, famotidine và cimetidine.
  • Thuốc kháng acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày (Antacids): Bao gồm antacids như calcium carbonate, magnesium hydroxide, aluminum hydroxide, sucralfate và misoprostol. Antacids giúp giảm acid trong dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu bạn dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) và kèm theo viêm loét dạ dày, bạn sẽ sử dụng các loại thuốc kháng sinh như amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, và tetracycline kết hợp với PPI hoặc bismuth subsalicylate.
  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp viêm loét dạ dày gây đau quá mức chịu đựng của bạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm nhẹ cơn đau.

nguoi-benh-nen-dung-du-thuoc-dieu-tri-viem-loet-da-day.webp

Sử dụng thuốc theo chỉ định giúp cải thiện viêm loét dạ dày hiệu quả

Bạn cần lưu ý rằng việc sử dụng thuốc cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ theo hướng dẫn của họ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị. Bạn không nên tự ý ngưng thuốc hoặc đổi liều thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Dùng giải pháp thảo dược để cải thiện viêm loét dạ dày hiệu quả

Từ xa xưa, các lương y đã sử dụng nhiều loại thảo dược tự nhiên để điều trị dạ dày hiệu quả. Sau này, nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện để chứng minh hiệu quả của các thảo dược này đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, điển hình như:

  • Hạt bưởi: Có chứa nhiều hoạt chất như flavonoid như naringenin, pectin, vitamin giúp trung hòa acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Bột nghệ: Có hoạt chất chính là curcumin giúp kích thích lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Dạ cẩm tím: Có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp làm lành tổn thương do viêm loét dạ dày, ức chế tiết acid dạ dày và diệt vi khuẩn HP.
  • Chè dây: Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn HP, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid dịch vị đồng thời nâng cao miễn dịch, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Hiện nay tại Việt Nam, hạt bưởi và các thảo dược kể trên được chiết xuất bằng công nghệ lượng tử giúp thu được tối đa hàm lượng hoạt chất và loại bỏ hoàn toàn chất bảo vệ thực vật, kết hợp với các hoạt chất có tác dụng chống lại bệnh viêm loét dạ dày như glycine, Magie, kẽm… tạo nên sản phẩm hỗ trợ có tác dụng giảm ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa do viêm loét dạ dày. Bạn có thể tìm mua sản phẩm tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện viêm loét dạ dày hiệu quả.png

Người bị viêm loét dạ dày nên sử dụng thêm giải pháp thảo dược an toàn

Một số phương pháp khác điều trị viêm loét dạ dày

  • Nội soi can thiệp: Sử dụng các dụng cụ nội soi để cầm máu, đốt điện hoặc cắt bỏ các tổn thương trong trường hợp nặng, dùng thuốc không hiệu quả
  • Phẫu thuật: Áp dụng trong trường hợp loét nặng, biến chứng ung thư dạ dày hoặc thủng dạ dày rất nguy hiểm.
  • Vật lý trị liệu: Chườm ấm, massage bụng có thể giúp giảm được cơn đau thượng vị do viêm loét dạ dày nhanh chóng.

Trên đây là tất cả các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày phổ biến hiện nay, hy vọng bạn sẽ có được nhiều giải pháp điều trị bệnh hiệu quả, sớm cải thiện triệu chứng và tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, bạn đừng ngần ngại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia giải đáp nhé!

Chuyên gia tiêu hóa

Dược sĩ Thanh Lan

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Da-Day-A-Au.webp

Bình luận