Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ chán ăn, ăn uống ít hơn bình thường mà không do bệnh lý thực thể nào gây ra. Tình trạng này thường xuất hiện khi trẻ bước vào giai đoạn có sự thay đổi về thể chất theo chu kỳ phát triển tự nhiên như mọc răng, tập bò, tập đi…

Dấu hiệu nhận biết biếng ăn sinh lý ở trẻ em

Phát hiện sớm biểu hiện của biếng ăn sinh lý ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ lựa chọn được biện pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp: 

Trẻ ăn ít hơn bình thường 

- Trẻ không chủ động đòi bú, thậm chí từ chối bú mẹ (đối với trẻ sơ sinh).

- Trẻ thường xuyên bỏ bữa hoặc chỉ ăn một vài món.

- Trẻ ăn chậm, ngậm thức ăn trong miệng rất lâu, không chịu nuốt.

Thay đổi hành vi

- Trẻ quấy khóc, mè nheo khi đến giờ ăn.

- Trẻ tỏ ra mất tập trung, hay bị phân tâm bởi những thứ xung quanh khi ăn.

- Trẻ dễ cáu gắt, la hét, gạt đổ đồ ăn hoặc trốn tránh khi đến giờ ăn.

Thay đổi thể chất

- Trẻ có thể sụt cân hoặc tăng cân chậm.

- Chậm phát triển chiều cao so với các trẻ cùng độ tuổi.

Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi, thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ kéo dài hơn 2 tuần hoặc trẻ có các biểu hiện như sụt cân, chậm phát triển chiều cao nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Trẻ không muốn ăn, quay mặt đi là biểu hiện của biếng ăn.webp

Trẻ không muốn ăn, quay mặt đi là biểu hiện của biếng ăn

Nguyên nhân gây biếng ăn sinh lý ở trẻ em

Biếng ăn sinh lý ở trẻ em được cho là do một số nguyên nhân sau: 

Thay đổi nhu cầu dinh dưỡng

Khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển mới, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng thay đổi. Ví dụ, khi mọc răng, trẻ có thể cảm thấy khó chịu và không muốn ăn. Hay với những trẻ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì có thể con đã uống no sữa mẹ/sữa công thức nên không có cảm giác đói, biếng ăn. Trẻ có thể đang tập ăn thức ăn mới và chưa quen với hương vị hoặc kết cấu của thức ăn.

Thay đổi tâm lý

Khi bắt đầu tập đi, tập nói, trẻ có thể tò mò với thế giới xung quanh và không muốn dành nhiều thời gian cho việc ăn uống. Trẻ có thể cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng khi đến giờ ăn vì cha mẹ thường ép buộc ăn. Trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý trong gia đình như cha mẹ cãi vã, ly hôn.

Thay đổi trong cách chế biến thức ăn

Khi chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm hoặc ăn cơm, trẻ có thể chưa quen với thức ăn mới và không muốn ăn. Hay những trường hợp thức ăn được chế biến không phù hợp với khẩu vị của trẻ hoặc không đủ hấp dẫn. Hoặc một số trường hợp có thể do cha mẹ cho ăn quá nhiều đồ ăn vặt khiến trẻ không còn cảm thấy đói khi đến bữa ăn chính.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ra biếng ăn sinh lý ở trẻ em như:

- Thiếu ngủ: Khi không ngủ đủ giấc, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn.

- Môi trường xung quanh: Nếu môi trường xung quanh ồn ào hoặc náo nhiệt, trẻ có thể dễ bị phân tâm và không tập trung vào việc ăn uống.

Biếng ăn sinh lý thường xảy ra vào thời kỳ trẻ ăn dặm.webp

Biếng ăn sinh lý thường xảy ra vào thời kỳ trẻ ăn dặm

Cách điều trị biếng ăn sinh lý ở trẻ em

Để cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ em hiệu quả, cha mẹ cần thực hiện ngay một số biện pháp sau: 

Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ

Cha mẹ nên kiên nhẫn và không nên ép buộc trẻ ăn. Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi trẻ ăn. Cha mẹ nên cho trẻ ăn cùng gia đình để tạo sự thích thú cho trẻ.

Chế biến thức ăn đa dạng và hấp dẫn

Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để con có thể lựa chọn món ăn mà mình thích. Cha mẹ cũng nên chế biến thức ăn đẹp mắt, ngon miệng để kích thích trẻ ăn uống và lựa chọn món ăn đúng độ tuổi và phù hợp với khả năng tiêu hóa của con.

Cho trẻ ăn đúng giờ và đúng bữa

Cha mẹ nên cho trẻ ăn đúng giờ và đúng bữa để tạo thói quen ăn uống tốt cho con. Và tuyệt đối không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều trước bữa ăn chính.

Khuyến khích trẻ tăng cường vận động 

Vận động giúp trẻ tiêu hao năng lượng và kích thích cảm giác thèm ăn. Cha mẹ nên cho trẻ chơi các trò chơi vận động phù hợp với độ tuổi từ 40-60 phút mỗi ngày. 

Sử dụng các loại men/cốm vi sinh

Hiện nay, để cải thiện và phòng ngừa biếng ăn sinh lý ở trẻ em, nhiều cha mẹ lựa chọn sử dụng sản phẩm cốm vi sinh vừa bổ sung lợi khuẩn, chất xơ cùng nhiều vitamin khoáng chất cần thiết và các thảo dược quý. Sự kết hợp này sẽ giúp tái thiết lập và duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Từ đó giúp tăng sản xuất men tiêu hóa nội sinh, tạo cảm giác ăn ngon miệng và thèm ăn tự nhiên. 

Sử dụng sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis giúp cải thiện biếng ăn hiệu quả.webp

Sử dụng sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis giúp cải thiện biếng ăn hiệu quả

Dẫn đầu cho xu hướng này là sản phẩm hỗ trợ có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis kết hợp với inulin, fructose oligosaccharide (FOS), vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calcium… được bào chế bằng công nghệ lượng tử hiện đại giúp: 

- Nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu... 

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ. 

- Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng, hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng bởi Hội dinh dưỡng Việt Nam tại trường mầm non Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang cho kết quả cải thiện biếng ăn rất tốt. Sử dụng sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis giúp cải thiện và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị biếng ăn sinh lý ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ lựa chọn được biện pháp cải thiện hiệu quả, kịp thời. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến rối loạn tiêu hóa, vui lòng để lại thông tin dưới đây để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn sớm nhất.

Dược sĩ Đoàn Xuân

box-bbg.webp

Bình luận