Bệnh mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh luôn gặp khó khăn khi tìm đến giấc ngủ, người luôn trằn trọc, dễ tỉnh giấc sớm, giấc ngủ không sâu,... Theo điều tra của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, triệu chứng giấc ngủ xuất hiện ở 35 - 50% người trưởng thành, tuy nhiên trong đó có khoảng 10 - 15% mắc chứng mất ngủ mạn tính. Tùy từng đặc điểm, các chuyên gia đã phân loại mất ngủ thành 3 loại cơ bản như sau: 

Mất ngủ thoáng qua: Đây là tình trạng mất ngủ tạm thời, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn 1 tuần trở lại, do nhiều yếu tố tác động như: Stress, căng thẳng, môi trường sống,...

Mất ngủ cấp tính: Đây là tình trạng người bệnh thường xuyên ngủ không ngon giấc, ngủ dậy cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng... diễn ra trong thời gian 1 tháng. 

Mất ngủ mạn tính: Đây là tình trạng người bệnh liên tục mất ngủ kéo dài trong thời gian từ 2 tháng trở lên. Điều này khiến sức khỏe suy kiệt, thường xuyên nhức mỏi toàn thân, đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ... 

mat-ngu-la-mot-trong-cac-chung-roi-loan-giac-ngu-de-gap

Mất ngủ là một trong các chứng rối loạn giấc ngủ dễ gặp

Dấu hiệu của mất ngủ có thể gây nguy hiểm

Mất ngủ do rối loạn sẽ có một số dấu hiệu, triệu chứng mà bạn có thể cảm nhận được. Các dấu hiệu mất ngủ điển hình bao gồm: 

  • Người luôn khó chịu, trằn trọc, không thể đi vào giấc ngủ.
  • Thường xuyên bị tỉnh giấc, sau đó rất khó quay trở lại giấc ngủ.
  • Sau khi thức dậy luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng, không có cảm giác được nghỉ ngơi, phục hồi sau khi ngủ dậy.
  • Người luôn lờ đờ, uể oải, căng thẳng, khó chịu, lo âu, buồn ngủ, không tỉnh táo vào ban ngày. 
  • Thường xuyên cảm thấy khó tập trung, trí nhớ suy giảm, rối loạn cảm xúc, dễ tức giận. 

Ngoài ra, để chẩn đoán được với những trường hợp mất ngủ nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể cho bạn thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, ghi nhật ký giấc ngủ, thực hiện đa biểu đồ giấc ngủ nếu cần thiết. Vì vậy, với những triệu chứng này, bạn có thể thử cải thiện bằng càng biện pháp tại nhà (theo hướng dẫn ở phần tiếp theo trong bài viết). Tuy nhiên, nếu như đã áp dụng và chứng mất ngủ vẫn không suy giảm, bạn sẽ cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

nguoi-mat-ngu-thuong-co-cac-bieu-hien-cau-kinh-kho-chiu-thuong-xuyen

Người mất ngủ thường xuyên có các biểu hiện cáu kỉnh, khó chịu

Có những nguyên nhân nào gây mất ngủ?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nguyên nhân sâu xa dẫn đến mất ngủ là do suy giảm chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Đây là hợp chất tham gia vào quá trình tổng hợp hormone gây ngủ melatonin, giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh. 

Có rất nhiều nguyên nhân, tác nhân và các yếu tố nguy cơ khác gây nên sự suy giảm serotonin gây mất ngủ. Triệu chứng này có thể xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân tác động đồng thời. Ở mỗi lứa tuổi nguyên nhân của mất ngủ cũng sẽ không giống nhau. Sau đây là những nhóm nguyên nhân thường xuyên và phổ biến của chứng mất ngủ.

Nhóm nguyên nhân phổ biến

Nguyên nhân phổ biến gây ra chứng mất ngủ có thể gồm 9 nguyên nhân chính sau:

  • Stress, căng thẳng: Cuộc sống hiện đại với nhiều căng thẳng, áp lực gây ức chế tinh thần, dẫn đến rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ.
  • Do sự thay đổi trong lịch trình giấc ngủ: Điều này cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất ngủ. Ví dụ như các chuyến công tác, di chuyển gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể.
  • Ăn nhiều vào buổi tối: Ăn quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể khiến dạ dày, hệ tiêu hóa bị kích thích, khó chịu. Từ đó dẫn đến chứng mất ngủ.
  • Sử dụng chất kích thích: Sử dụng cà phê, rượu bia, thuốc lá hay các chất gây nghiện sẽ làm tổn thương hệ thần kinh, lâu dần dẫn đến mất ngủ. 
  • Thói quen sinh hoạt: Nhiều người có thói quen lướt internet sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, khiến cơ thể phải tiếp xúc với nguồn ánh sáng xanh gây ức chế giấc ngủ của bạn.
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần: Nếu bạn đang mắc những bệnh lý như rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng, trầm cảm, chúng có thể khiến bạn ngủ không ngon, mất ngủ.
  • Do các bệnh lý khác: Mất ngủ thường có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khi chúng gây đau. Ví dụ như ung thư, bệnh tim, tiểu đường, hen suyễn, cường giáp, trào ngược dạ dày thực quản,...
  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc trị dị ứng,...

Cang-thang-than-kinh-la-nguyen-nhan-pho-bien-gay-mat-ngu

Căng thẳng thần kinh là nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ

Yếu tố rủi ro gây ra tình trạng mất ngủ

Ngoài những nguyên nhân phổ biến ở trên, chứng mất ngủ sẽ dễ xuất hiện nếu bạn thuộc một trong những nhóm đối tượng sau đây. Cụ thể: 

  • Phụ nữ: Sự thay đổi nội tiết tố thường diễn ra nhiều hơn ở phụ nữ, điều này khiến họ bị gián đoạn giấc ngủ nhiều hơn.
  • Từ 45 tuổi: Theo các chuyên gia, khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể dần thay đổi, xuất hiện nhiều vấn đề thần kinh khiến chu kỳ thức - ngủ trở nên xáo trộn, độ tuổi mất ngủ phổ biến là từ trung niên 45 - 65 tuổi.
  • Đang gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần.
  • Luôn ở trong tình trạng căng thẳng và có lịch làm việc hoặc lịch trình di chuyển thường xuyên. 

>>>XEM THÊM: 3 lý do khiến phụ nữ có nguy cơ cao bị mất ngủ.

Mất ngủ có phải là dấu hiệu nguy hiểm không? 

Mất ngủ thông thường không quá nguy hiểm bởi sẽ có nhiều phương pháp hoặc thuốc điều trị chứng mất ngủ. Tuy nhiên, khi xuất hiện các hiện tượng mất ngủ bất thường hoặc tình trạng mất ngủ mạn tính, nó có thể là dấu hiệu cho các tình trạng hoặc bệnh lý nguy hiểm khác.

Một số hậu quả nguy hiểm của mất ngủ mà bạn có thể gặp phải như sau:  

Ảnh hưởng đến sự tỉnh táo: Đây chắc chắn là tác hại mà bạn dễ nhận thấy nhất. Khi mất ngủ, tinh thần của bạn sẽ thiếu tỉnh táo và giảm hiệu quả làm việc. Đặc biệt, nếu bạn cần lái xe, mất ngủ có thể khiến bạn dễ gặp các tai nạn chấn thương nguy hiểm hơn.

Tăng nguy cơ bị các bệnh về tinh thần: Mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể tiết ra lượng hormone căng thẳng - cortisol nhiều hơn mức bình thường. Sự tích tụ lâu ngày sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái ức chế thần kinh gây ra các bệnh lý về tâm thần kinh như suy giảm trí nhớ, rối loạn lo âu, trầm cảm. Những bệnh lý này thường xuyên dẫn đến xu hướng muốn tự sát cao.

Mat-ngu-co-the-dan-den-nguy-co-bi-tram-cam-cao-hon

Mất ngủ có thể dẫn đến nguy cơ bị trầm cảm cao hơn

Tăng nguy cơ bị tim mạch: Mất ngủ kéo dài khiến huyết áp, nhịp tim tăng và làm gánh nặng cho tim. Khi mất ngủ thường xuyên bạn có thể tăng nguy cơ bị mất ngủ lên 48%.

Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch: Thiếu ngủ sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị ngăn cản để xây dựng và hoạt động đúng chức năng của nó. Bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng, yếu ớt, khó phục hồi sau khi bị bệnh nhiều hơn. Ngoài ra, nó cũng gia tăng tỉ lệ bị các bệnh mạn tính như tiểu đường lên cao hơn.

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Mất ngủ thường xuyên sẽ khiến hệ hô hấp bị nhiễm trùng cao hơn, ngoài ra cũng tăng nguy cơ bị mắc các bệnh phổi mạn tính.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Thiếu ngủ là một yếu tố góp phần dẫn đến tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì bên cạnh ăn uống. Khi thiếu ngủ, não bạn sẽ không được nhận được tín hiệu báo rằng bạn đã ăn đủ do leptin truyền tới, vì vậy, nó sẽ làm bạn thèm ăn hơn. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng làm cơ thể hạn chế tiết ra insulin sau ăn, làm tăng đường huyết.

Ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết: Việc bạn không ngủ ít nhất 3 tiếng/ngày sẽ khiến cho hormone testosterone không được sản xuất đủ, ảnh hưởng đến nội tiết tố và làm giảm ham muốn tình dục. Đặc biệt, mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

Tăng nguy cơ đột quỵ: Mất ngủ kéo dài sẽ khiến tế bào não bộ bị tổn thương, không được cung cấp đủ máu và oxy, đây là yếu tố tiền đề dẫn đến bệnh lý đột quỵ. Khi các mảng xơ vữa hình thành khiến lòng mạch hẹp hoặc bị bong ra, kết hợp với các yếu tố khác, tạo thành cục máu đông.

Nguy-co-dot-quy-cao-hon-khi-ban-thuong-xuyen-bi-mat-ngu-keo-dai

Nguy cơ đột quỵ cao hơn khi bạn thường xuyên bị mất ngủ kéo dài

Các phương pháp trị mất ngủ hiệu quả hiện nay

Để điều trị mất ngủ, bạn nên giải quyết các yếu tố, nguyên nhân gây mất ngủ trước. Thông thường, bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng các biện pháp cải thiện giấc ngủ không dùng thuốc trước. Nếu những phương pháp này không hiệu quả, bạn sẽ cần gặp bác sĩ để được hướng dẫn các phương pháp khác hiệu quả hơn như dùng thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc liệu pháp khác.

Chữa mất ngủ không dùng thuốc

Những phương pháp chữa mất ngủ không dùng thuốc chủ yếu sẽ áp dụng cho các trường hợp mất ngủ vừa và nhẹ. Phương pháp này sẽ ưu tiên việc sử dụng một số liệu pháp kết hợp cùng thay đổi ăn uống, sinh hoạt cho người mất ngủ. Cụ thể như sau:

Kiểm soát các yếu tố nguyên nhân gây mất ngủ

Đối với những trường hợp mất ngủ do các yếu tố nguyên nhân bên ngoài tác động vào như tiếng ồn, sự dịch chuyển… người bệnh cần hạn chế tiếng ồn, tái tạo lại lịch trình giấc ngủ phù hợp. Đối với mất ngủ do cơn đau của bệnh lý, cần tiến hành thăm khám và điều trị theo từng bệnh lý cụ thể.

Hạn chế thời gian “ngủ”

Chính xác là bạn cần hạn chế thời gian bạn nằm trên giường và không ngủ. Ví dụ, nếu thời gian ngủ trung bình của bạn là 5h trong mỗi đêm bạn nằm trên giường là 8h/ngày, bạn chỉ cần có thời gian từ lúc bắt đầu chìm vào giấc ngủ đến khi tỉnh giấc chỉ là 5h, và bạn chỉ có thể nằm trên giường tối đa thêm 15 - 20 phút/tuần. Điều này có thể giúp cải thiện được hiệu quả giấc ngủ đáng kể và bạn có thể áp dụng đến khi bạn đạt được thời lượng ngủ tối đa.

Áp dụng các liệu pháp thư giãn

Những liệu pháp này có thể bao gồm như ngồi thiền, yoga, tập dưỡng sinh,... Mục tiêu của các liệu pháp thư giãn là làm giảm các yếu tố kích thích nhận thức, suy nghĩ của người bệnh trước khi ngủ.

Liệu pháp nhận thức tâm lý

Phương pháp này thường có mục tiêu giúp người bệnh có thể thay đổi niềm tin, thái độ sai lầm với giấc ngủ của mình. Nó được áp dụng nhiều hơn với người bị mất ngủ mạn tính.

Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ hay là các phương pháp giúp cải thiện chất lượng của giấc ngủ tốt hơn. Phương pháp này thường không thể thiếu cho người bệnh mất ngủ. Nó bao gồm thực hành sức khỏe (ăn uống, thể dục,...) và yếu tố môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn). Bạn sẽ cần cải thiện những yếu tố này để tạo điều kiện có lợi nhất cho giấc ngủ.

Ve-sinh-giac-ngu-la-phuong-phap-phai-co-khi-muon-cai-thien-chung-mat-ngu

Vệ sinh giấc ngủ là phương pháp phải có khi muốn cải thiện chứng mất ngủ

Chữa mất ngủ cần dùng thuốc

Thuốc sẽ được sử dụng cho các trường hợp mất ngủ nặng hơn, kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc ở trên để tạo độ bền và sâu hơn cho giấc ngủ. Tuy vậy, thuốc tây được áp dụng để giúp người bệnh cải thiện giấc ngủ trong thời gian ngắn, nó không được khuyến khích cho người bị mất ngủ mạn tính.

Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh mất ngủ có thể bao gồm:

  • Nhóm thuốc Benzodiazepines: Là nhóm thuốc an thần gây nghiện, có thể bao gồm các thuốc như Chlordiazepoxide, Diazepam, Oxazepam, chỉ được sử dụng khi điều trị mất ngủ trong thời gian ngắn.
  • Nhóm thuốc không phải Benzodiazepines: Là những thuốc ngủ khác như Zopiclone, Zolpidem, Zaleplon, Eszopiclone, Ramelteon,...
  • Một số loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc kháng histamin, trazodone,...

Tăng cường sức khỏe thần kinh

Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp bạn có thể cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Để tăng cường sức khỏe thần kinh bạn sẽ cần cải thiện thế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên khác.

Chế độ ăn uống sinh hoạt

Về chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Thực phẩm nên bổ sung: Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, thực phẩm giàu magie và có nhiều tryptophan. Ví dụ như gạo lứt, đỗ xanh trứng gà, sữa, bơ, ngũ cốc, rau xanh, hạt sen, hạnh nhân, hạt bí, thịt gà, cá,... Đặc biệt bạn có thể bổ sung thêm 3 loại rau chữa mất ngủ hiệu quả: Súp lơ xanh, rau rút, rau diếp xoắn.
  • Thực phẩm hạn chế: Các loại đồ ăn có nhiều dầu chiên, rán, có nhiều đường như bánh ngọt, thịt xông khói,... Ngoài ra, đặc biệt lưu ý hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cafein như cafe, chứa các chất kích thích như nước ngọt, trà,...
  • Về chế độ sinh hoạt: Nên thường xuyên tập luyện các liệu pháp thư giãn, môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe. Giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống, giảm cân, không hút thuốc lá,...

Sử dụng thảo dược tăng cường sức khỏe thần kinh

Ngoài những phương pháp cải thiện giấc ngủ trên, người bị mất ngủ nên bổ sung thêm các loại thảo dược có tác dụng giúp bổ sung thêm các dưỡng chất nuôi dưỡng hệ thần kinh, tăng cường lưu thông máu. Bạn có thể tìm thấy nhiều loại thảo dược với công dụng này hiện nay. Tuy vậy, bạn có thể ưu tiên sử dụng các loại thảo dược như: Cao hợp hoan bì, cao táo nhân, cao hồng táo, cao viễn chí, cao ngũ vị tử, uất kim,...

Đây là những loại thảo dược rất lành tính, an toàn và có tác dụng tốt trong an thần, giảm căng thẳng lo âu. Đặc biệt theo nghiên cứu của đại học Thiệu Hưng và Phòng Khoa học & Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng, Trung Quốc hợp hoan bì có công dụng gây ngủ hiệu quả nhờ kích thích não bộ sản sinh serotonin. Nhờ đó, khi sử dụng kết hợp các loại thảo dược trên giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện hơn.

Su-dung-them-cac-loai-thao-duoc-tot-cho-suc-khoe-than-kinh-de-cai-thien-giac-ngu

Sử dụng thêm các loại thảo dược tốt cho sức khỏe thần kinh để cải thiện giấc ngủ

Mất ngủ tuy không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng mất ngủ kéo dài sẽ góp phần gây ra các bệnh lý hoặc tình huống sức khỏe nguy hiểm khác. Vì vậy, nếu bạn đang gặp rắc rối với giấc ngủ của mình, cần có biện pháp cải thiện càng sớm càng tốt. Nếu bạn còn bất kì băn khoăn nào về bệnh lý mất ngủ, hãy liên hệ tới tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được giải đáp nhanh và chính xác nhất.

Link tham khảo
https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/insomnia#
https://www.nhs.uk/conditions/insomnia/
https://www.healthline.com/health/insomnia

Dược sĩ Hoàng Anh

Kim-Than-Khang

Bình luận