Trong thời gian mang thai, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, đặc biệt cần nhận biết được những thực phẩm nên tránh bởi có nhiều loại có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

1. Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Hải sản là nguồn cung cấp protein lớn đồng thời axit béo omega-3 trong nhiều loại cá có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ của trẻ. Tuy nhiên, một số loại cá hay hải sản có vỏ cứng thường tiềm ẩn lượng thủy ngân cao, có thể phá hủy hệ thống thần kinh đang phát triển của thai nhi.

Những loại cá càng to và càng già tuổi thường mang một lượng thủy ngân cao. Các tổ chức sức khỏe như FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Thuốc) và EPA (Cơ quan Bảo vệ môi trường) khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tránh những loại cá có kích thước lớn như cá kiếm, cá mập, cá thu vua, cá kình.
Tuy nhiên, các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng đưa ra lời khuyên rằng người mang bầu nên tiêu thụ một lượng hải sản từ 230 đến 340g trung bình mỗi tuần tương đương với 2 bữa ăn trung bình các loại hải sản sau: tôm, cua, cá ngừ đóng hộp (loại ít thủy ngân), cá hồi, cá tuyết, cá trê, cá rô phi, cá Pô lắc.

2. Hải sản sống, chưa nấu chín

Bà bầu cần tuyệt đối tránh ăn đồ biển tái sống vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe bà bầu. Không ăn các loại cá hay hải sản sống, đặc biệt sò và trai.

Không ăn các loại hải sản hun khói đông lạnh như cá hồi hun khói trừ trường hợp chúng được sử dụng trong các món hầm hoặc món đã được nấu chín. Nấu chín kỹ hải sản. Thịt cá được nấu chín kỹ thường dễ rã thành từng mảng.

Các loại như tôm, tôm hùm hay sò điệp nên được nấu đến khi chúng chuyển màu trắng sữa. Với các loại có vỏ khác như sò, ngao, trai nấu đến khi vỏ mở hết và nhớ loại bỏ tất cả những con không mở vỏ.

3. Khoai tây

Trong củ khoai tây mọc mầm có chứa độc tố, ăn khoai tây chiên dễ gây ung thư, không tốt cho thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.

Một số chuyên gia cảnh bảo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44 - 250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi cũng có thể xảy ra. Chính vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế ăn khoai tây, đặc biệt là không ăn khoai tây chiên và khoai tây đã mọc mầm.
4. Trứng gia cầm sống, thịt tái sống

Ăn trứng gia cầm giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não. Hơn nữa, trong trứng gà chứa nhiều dưỡng chất hơn rất nhiều các loại thực phẩm khác nên nó đương nhiên tốt cho các thai phụ và em bé trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý không nên ăn trứng gà, trứng vịt sống và lòng đào. Vì đường sinh dục của gà, vịt có rất nhiều vi khuẩn, nên dù là bên ngoài hay bên trong trứng gà đều có thể bị nhiễm khuẩn có thể gây hiện tượng nhiễm độc thức ăn, rối loạn đường tiêu hóa.

Khi luộc trứng, cần luộc đến khi lòng đỏ và lòng trắng đã đông cứng lại để đảm bảo loại bỏ hết những vi khuẩn có hại.

Trong tất cả các loại thịt sống bao gồm thịt lợn, bò, gia cầm… đều có chứa các loại vi khuẩn coliform, toxoplasmosis, và salmonella… rất có hại cho bà bầu. Lời khuyên từ các chuyên gia là trong thời gian mang bầu bạn đặc biệt không nên ăn bất kì loại thịt đang còn sống hoặc tái chín.

5. Phomat

Có thể bạn thích ăn phomat và cho rằng nó tốt cho cơ thể mọi lúc, ngay cả trong thời gian bầu bí. Ngược lại, Phomat là thực phẩm thự sự không an toàn cho bà bầu.

Các loại phomat nên tránh trong thời kì bầu bí bao gồm: phomat camembe, phomat rôcơpho, phomat feta, phomat gorgonzola và các loại phomat có nguồn gốc từ Mehico.

Trong thành phần của các loại phomat này có chứa các loại vi khuẩn có thể gây sảy thai ở bà bầu. Bạn chỉ nên ăn các loại phomat đã được tiệt trùng hoặc được chế biến từ các loại sữa tươi tiệt trùng.

Nguồn: webtretho, Nhatkybe

Bình luận