Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu, đầu đông khiến con người khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột. Cũng vì lý do này mà số lượng bệnh nhân đến khám vì viêm thanh quản cấp tại các bệnh viện ngày càng gia tăng.

Khởi đầu của viêm thanh quản cấp thường do bị viêm mũi, hoặc viêm mũi - họng xuất tiết, cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh với dấu hiệu chính là khàn tiếng, mất tiếng đột ngột. Bệnh hay gặp ở trẻ em, người cao tuổi do sức đề kháng kém hoặc những người làm nghề phải nói to, nói nhiều, nói liên tục.

Triệu chứng khởi điểm là nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, sau đó đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho; tiếp đến, giọng nói bị khàn, thậm chí mất tiếng.

tiêu khiết thanh - khản tiếng (Ảnh minh họa)
Ảnh minh họa

Nhiều trường hợp bị viêm thanh quản cấp do chủ quan nên thường tự điều trị ở nhà, khi bệnh không đỡ hoặc đã chuyển sang viêm khí - phế quản, viêm phổi... mới đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Cũng do lạm dụng nhiều thuốc nhất là kháng sinh nên gây khó khăn trong quá trình chữa bệnh về sau.

Để phòng viêm thanh quản cấp, cần lưu ý không để bị lạnh, mặc quần áo đủ ấm đặc biệt là giữ ấm cổ, gan bàn chân, tay. Khi đi đường, làm việc trong môi trường bụi nên đeo khẩu trang. Đồng thời, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự thâm nhập của vi rút, vi khuẩn. Trước khi đi ngủ nên nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Hạn chế tối đa việc hút thuốc, uống rượu, nói to, nói nhiều, nói liên tục… Cũng có thể giúp bệnh nhân thấy dễ chịu hơn bằng những cách đắp khăn nóng trước cổ; xông hơi với tinh dầu thơm…

Dược sĩ Ngọc Hà

Bình luận